Diễm Quỳnh Thứ Năm | 03/05/2018 19:07

Giấc ngủ và GDP

Người Nhật ngủ ít nhất thế giới với trung bình 7 tiếng 24 phút mỗi đêm, còn người Hà Lan hàng ngày ngủ đến 8 tiếng 12 phút.

Âm nhạc cứu rỗi thế giới

Tìm thuốc "trường sinh bất lão"


Nhà phát minh Thomas Edison từng coi giấc ngủ là sự lãng phí tồi tệ về thời gian, thiên tài Leonardo da Vinci từng làm việc đến quên ăn quên ngủ, còn “nhà bác học điên” Nikola Tesla cũng từng tự hào khi chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngày.

Chúng ta vẫn tin rằng giấc ngủ 8 tiếng là điều kiện lý tưởng để luôn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả. Nhưng có vẻ điều đó lại không đúng với các thiên tài và không ít người nổi tiếng. Giống như Edison từng nói: “Thiên tài là 1% cảm hứng, 99% nỗ lực”, họ dành hầu hết thời gian để suy nghĩ, nghiên cứu, và làm việc, đến mức ngay cả giấc ngủ cũng không còn trọn vẹn.  Đó là những suy nghĩ và hoạt động của các thiên tài, còn với người dân bình thường trên thế giới thì việc ngủ và thời gian làm việc họ diễn ra như thế nào?

Dân nước giàu châu Á ngủ ít hơn ở quốc gia giàu châu Âu

Nhờ phân tích dữ liệu của 6.000 người khắp thế giới, các nhà khoa học từ Đại học Michigan (Mỹ) đã tìm ra thói quen ngủ của dân hơn 100 quốc gia. Nhóm tác giả hy vọng sẽ ứng dụng những phát hiện này để đối phó với "khủng hoảng giấc ngủ toàn cầu".

Theo nghiên cứu, người Nhật và Singapore ngủ ít nhất thế giới, trung bình chỉ 7 tiếng 24 phút mỗi đêm trong khi người Hà Lan ngủ nhiều nhất với 8 tiếng 12 phút. Người Canada và người Anh ngủ chưa đầy 8 tiếng một ngày, ít hơn người Pháp đôi chút.

Giáo sư Daniel Forger Đại học Michigan cho biết có xung đột giữa mong muốn thức khuya với yêu cầu dậy sớm vào buổi sáng. "Xã hội khiến chúng ta ngủ muộn còn đồng hồ cơ thể lại cố dậy sớm, kết quả là thời lượng giấc ngủ giảm sút, gây nên khủng hoảng giấc ngủ toàn cầu", giáo sư giải thích.

Giac ngu va GDP
Người Nhật có thời gian ngủ ít nhất

Nghiên cứu trên còn phát hiện phụ nữ ngủ nhiều hơn khoảng 30 phút so với đàn ông, đặc biệt trong độ tuổi từ 30 đến 60. Nam giới trung niên là đối tượng ngủ kém nhất. Người dành thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời thường ngủ sớm. Ngoài ra, độ tuổi ảnh hưởng mạnh mẽ đến giấc ngủ. Giờ ngủ, thức của giới trẻ rất đa dạng trong khi những dữ liệu này ở người già không quá khác biệt.

Giáo sư Akhilesh Reddy từ Đại học Cambridge (Anh) nhận định nghiên cứu đã chứng minh chúng ta không thể làm theo lập trình của cơ thể do phụ thuộc vào đời sống xã hội, đồng thời cảnh báo khủng hoảng giấc ngủ sẽ âm thầm tàn phá sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thiếu ngủ 30 phút cũng đủ dẫn đến bệnh tật, trong đó có tiểu đường tuýp 2, béo phì, vấn đề tim mạch. 

Nhật Bản là quốc gia mệt mỏi nhất trên thế giới: một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng chi phí cạn kiệt chiếm gần 3% GDP hàng năm, phần lớn là do giảm năng suất.

Giac ngu va GDP
Giấc ngủ có liên hệ với GDP 

Học viện Tổ chức Giấc ngủ Mỹ cho biết, người lớn cần 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Ngủ ít hơn và bạn có thể làm hại bản thân và người khác. Một khoảng thời gian 20 giờ hoạt động của não làm suy yếu về lý luận. Hai tuần liên tục thiếu ngủ sẽ làm chậm bộ não của bạn và nếu thời gian này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tử vong sớm 13%. 

Quốc gia có số giờ làm việc ngắn nhất

Người lao động Mỹ có số giờ làm việc trung bình một tuần là 38 tiếng, đó là số giờ làm việc bình thường ở các nước công nghiệp hóa hiện đại. Vậy còn có quốc gia phát triển nào có số giờ làm việc ít hơn hay không?

Đứng đầu trong danh sách các quốc gia làm việc ít nhất thế giới là Hà Lan với số giờ trung bình một tuần là 29 tiếng, mức lương bình quân hàng năm là 47.000 USD. Một tuần làm việc bốn ngày gần như đã trở thành tiêu chuẩn ở quốc gia Bắc Âu này, đặc biệt là đối với các bà mẹ đang nuôi con.

Khoảng 86% các bà mẹ Hà Lan làm việc 34 tiếng hoặc ít hơn, còn đối với các ông bố, khoảng 12% làm việc với thời gian ngắn. Luật pháp Hà Lan duy trì một chính sách cân bằng công việc, cuộc sống cho người lao động và bảo hộ những người làm bán thời gian. Tất cả các loại hình lao động đều được nghỉ phép đầy đủ, kể cả chế độ nghỉ thai sản và nghỉ làm cha mẹ.

Theo một điều luật thông qua năm 2000, người lao động có thể giảm số giờ làm của mình xuống thành bán thời gian mà vẫn có thể giữ công việc, số tiền lương trả theo giờ, các chính sách y tế và xã hội khác. Tổng cộng, người Hà Lan chỉ làm việc trung bình 29 tiếng/ tuần

Giac ngu va GDP
Hà Lan là quốc gia có số giờ làm việc theo tuần ít nhất thế giới.


Ngoài ra, rất nhiều quốc gia phát triển có những chính sách hợp lý để giúp người lao động có thể giảm được giờ làm việc mà không tổn hại đến thu nhập. Ví dụ, ở Đức có các chương trình chia sẻ việc làm đã kéo dài hàng thập niên nay và đặc biệt được đẩy mạnh giữa thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu để có thêm nhiều công nhân giảm giờ làm. Chia sẻ việc làm được xem là biện pháp hữu hiệu để giữ công việc cũng như giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Đức.

Các nước tiếp theo là Đan Mạch 33 tiếng/ tuần, Na Uy cũng là 33 tiếng/tuần, Ireland 34 tiếng/ tuần, Đức, Thụy Sỹ và Bỉ là 35 tiếng/ tuần, Thụy Điển, Australia và Italy lần lượt xếp vị trí thứ 8,9,10 với 36 tiếng/tuần.

Cũng giống như Đức, Chính phủ Ý cũng áp dụng chính sách khuyến khích chia sẻ việc làm trong lực lượng lao động. Trong khi số giờ làm việc tối đa một tuần là 40 tiếng và có thể làm thêm giờ 8 tiếng/ tuần, nhưng người chủ doanh nghiệp có thể bị phạt nếu bắt công nhân của mình làm quá số giờ cho phép. Ngoài ra, lao động Ý còn có thêm ít nhất 4 tuần nghỉ phép mỗi năm.