Hợp nhất Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP HCM, lấy tên là TP HCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP HCM hiện nay. Ảnh: baochinhphu.vn

 
Thứ Hai | 14/04/2025 13:31

Dự kiến tên và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Các đơn vị hành chính cấp xã sáp nhập đảm bảo cả nước giảm 60-70% so với hiện nay.

Theo Nghị quyết số 60 được ban hành ngày 12/4 tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phương án dự kiến về tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập đã được công bố. Trong đó, có 11 tỉnh, thành phố sẽ không thực hiện việc sáp nhập, bao gồm: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Cao Bằng.

Sau khi Trung ương công bố phương án dự kiến, Chính phủ và địa phương sẽ xây dựng phương án chi tiết việc sáp nhập tỉnh, thành, xác định tên gọi, trung tâm hành chính mới, để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 5-6.

Phương án dự kiến sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:

Các đơn vị hành chính cấp huyện sẽ kết thúc từ 1/7 sau khi nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực.

Cùng với đó, đảng bộ cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động. Tổ chức đảng tương ứng với đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã sẽ được lập theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương.

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, cấp huyện gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Toàn quốc hiện có 696 quận, huyện. Các đơn vị hành chính cấp xã sáp nhập đảm bảo cả nước giảm 60-70% so với hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

Việt Nam có mặt trong Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Nguồn VnExpress