Giấc mơ Singapore mang nặng tính quy tắc, bất kỳ ai chọn một con đường khác đều bị coi là hơi bất thường. Ảnh: Bloomberg.
Cuộc sống cạnh tranh khốc liệt của người lao động tại Singapore
Theo Bloomberg, Singapore được xem là một trong những nơi cạnh tranh và làm việc quá sức nhất trên thế giới. Làm thêm giờ là điều bình thường tại quốc gia này.
Ngày nay, người Singapore được hưởng một số mức sống cao nhất ở châu Á. Nhưng đổi lại họ đều phải đánh đổi. Đây cũng là một trong những xã hội căng thẳng nhất. Có một "đại dịch thầm lặng" về trầm cảm và sức khỏe tâm thần đuổi theo những người dân đấu tranh để cân bằng giữa công việc, cuộc sống, gia đình cũng như những khát vọng và ước mơ riêng tư của họ. Và để cân bằng thành công thì cần rất nhiều đánh đổi.
Ông Ashish Xiangyi Kumar, một người đã nghỉ hưu 31 tuổi, có một trang LinkedIn (mạng xã hội dành cho công việc) hơi khác so với hầu hết các đồng nghiệp của mình. Dưới tên của ông và phía trên dòng giới thiệu ông từng học tại Đại học Cambridge danh tiếng là cụm từ “Tự do hạnh phúc”.
Được xem là một trong những biểu tượng thành công trên đất Singapore, ông Kumar là một học sinh Ấn Độ đứng đầu Singapore vào năm 2004 và là một trong những học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học. Ông học tại một trong những trường danh tiếng nhất, giành được học bổng chính phủ tại Cambridge, nơi ông lấy được bằng đại học thứ hai về ngành luật. Trở lại Singapore để làm một công việc được đánh giá cao của chính phủ, ông kiếm được mức lương khá khi còn rất trẻ. Nhưng, với ông Kumar, thành tựu không chỉ là điểm số cao, công việc phù hợp hay số tiền nằm trong ngân hàng.
Quyết định nghỉ hưu ở độ tuổi trẻ như vậy của ông đã khiến nhiều người Singapore ngạc nhiên. Đặc biệt là khi chính phủ đã tăng tuổi nghỉ hưu chính thức hàng năm. Từ năm 2026, nhân viên chỉ có thể được yêu cầu nghỉ hưu khi bước sang tuổi 64, đây là một phần trong động thái tăng dần tuổi nghỉ hưu lên 65 vào năm 2030.
“Văn hóa kiệt sức thực sự rất mạnh ở Singapore,” ông Hykel Quek, một nhà văn tại Rice Media, người đã phỏng vấn ông Kumar, nói. “Mọi người thực sự ủng hộ những gì ông ấy đang làm, nhưng ông ấy cũng thừa nhận rằng bản thân nhận học bổng của chính phủ, không nợ nần và cũng không quan tâm đến một mối quan hệ lãng mạn hay có con.”, ông chia sẻ.
Tuy nhiên thì cuộc sống đó không phù hợp với một số đông người khác. Các nghiên cứu gần đây cho thấy văn hóa kiệt sức ở Singapore đang ở mức cao nhất mọi thời đại và phần lớn nguyên nhân là do môi trường làm việc cạnh tranh. Ngoài ra còn có sự kỳ thị khi công dân tìm kiếm trợ giúp về các vấn đề tâm thần, điều này làm tăng thêm gánh nặng trầm cảm và lo âu. Phần lớn điều này bắt đầu từ khi còn nhỏ, với kỳ vọng phải đạt thành tích tốt hơn ở trường. Cha mẹ thường tạo thêm áp lực giáo dục bằng cách cho con đi học thêm để tăng cơ hội vào được trường trung học và đại học tốt. Đó là một gánh nặng tiếp tục kéo dài suốt cuộc đời của người dân.
Đồng thời cũng là lý do tại sao câu chuyện của ông Kumar lại nổi bật.
Hàn Quốc và Nhật Bản có tỉ lệ căng thẳng tương đương nhau. Tuy nhiên, Giấc mơ Singapore mang nặng tính quy tắc, bất kỳ ai chọn một con đường khác đều bị coi là hơi bất thường.
Đại đa số người Singapore kết hôn ở độ tuổi 20 để có thể đăng ký nhà ở do chính phủ trợ cấp, sau đó cố gắng sinh đủ số con theo khuyến nghị, mua một chiếc ô tô với số tiền nhỏ và gặt hái những phần thưởng của một cuộc sống thành công thông thường. Ngoại trừ việc ngày nay, ngày càng ít người lựa chọn sinh con vì chi phí sinh con quá đắt đỏ và quá căng thẳng. Khi mọi người bước vào tuổi trung niên, họ bắt đầu tự hỏi điều đó để làm gì. Điều này thường xảy ra khi cuộc khủng hoảng tuổi trung niên đáng sợ xảy ra, cộng thêm với cảm giác không có mục đích và bị mắc kẹt trong cuộc sống: Chăm sóc con nhỏ và cha mẹ già trong khi cố gắng cân bằng giữa công việc, gia đình và bản thân.
Quốc gia này đang phải đối mặt với một căn bệnh thầm lặng cần được giải quyết, nhưng nhiều người cũng miễn cưỡng lên tiếng về các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình vì sự kỳ thị xung quanh việc điều trị. Sự giúp đỡ được coi là một điểm yếu trong nhiều nền văn hóa châu Á, và Singapore cũng không ngoại lệ, mặc dù rất may điều này đang thay đổi trong thế hệ trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Ấn Độ có thể trở thành siêu cường quốc kinh tế hay không?
Nguồn Bloomberg