Ảnh minh họa. Nguồn: agfundernews.

 
Kim Anh Thứ Tư | 30/03/2022 14:02

Công nghệ sinh học có thay thế được thuốc và phẫu thuật?

Trong tương lai, công nghệ sinh học có khả năng áp đảo khoảng bao nhiêu % so với công nghệ y học dùng thuốc và phẫu thuật?.

Trong phiên thảo luận đặc biệt: "Sống khỏe, đẹp, lâu, và bí ẩn câu chuyện đột quỵ" tại sự kiện Healthcare Summit: Đúc vàng cho sức khỏe, được tổ chức bởi Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư ngày 29/3 vừa qua, các diễn giả đã có những chia sẻ rất thú vị về vấn đề sức khỏe của con người. 

Trong đó, một câu hỏi được đặt ra là nếu chúng ta phát triển công nghệ sinh học và những thành quả mới được áp dụng, thì liệu rằng công nghệ sinh học có khả năng nó áp đảo khoảng bao nhiêu % so với công nghệ y học dùng thuốc và phẫu thuật ? Liệu rằng có thể sử dụng công nghệ sinh học mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật hay không?.

Ngày 29/3, Nhịp Cầu Đầu Tư vừa tổ chức thành công sự kiện Healthcare Summit: Đúc vàng cho sức khỏe. Ảnh: Quý Hòa.
Ngày 29/3, Nhịp Cầu Đầu Tư vừa tổ chức thành công sự kiện Healthcare Summit: Đúc vàng cho sức khỏe. Ảnh: Quý Hòa.

Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Thạch Dũng, Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Quốc tế DNA, "Đói ăn rau thì đau uống thuốc. Cái điều đó là điều chắc chắn phải xảy ra rồi". Việc công nghệ sinh học phát triển, đó là một điều quá tốt. Công nghệ sinh học của thế giới càng ngày càng phát triển, dựa vào công nghệ sinh học người ta mới cấy những tế bào, làm ra những tạng từ tế bào và từ tế bào đó điều trị được các mô, các tạng, các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể mình  bằng công nghệ sinh học, bằng tế bào gốc. Chính vì thế mà làm cho cái hiệu quả điều trị được tốt hơn. 

Song song việc đó chúng ta vẫn sử dụng thuốc kết hợp chứ không thể nào mà dùng công nghệ sinh học để mà loại trừ thuốc. Hiện tại chưa làm được chuyện đó. Bác sĩ Trần Thạch Dũng cũng chia sẻ thêm, hy vọng trong tương lai có thể là các thế hệ sau mình, các lớp trẻ sau này họ tiên tiến, họ thông minh hơn, công nghệ sinh học nó tốt hơn thì hy vọng sẽ loại trừ được. Còn hiện tại thì chưa. 

Phiên thảo luận đặc biệt với chủ đề
Phiên thảo luận đặc biệt với chủ đề "Sống khỏe, đẹp, lâu, và bí ẩn câu chuyện đột quỵ". Ảnh: Quý Hòa.

“Ví dụ như tiểu đường họ không tử vong vì tiểu đường mà họ tử vong vì biến chứng của tiểu đường. Trước kia, tế bào gốc công nghệ sinh học chưa có, người ta vẫn uống thuốc tiểu đường cho đến cuối đời. Trong khi đó hiện nay, công nghệ sinh học nhờ tế bào gốc, khi truyền vào cơ thể thì làm cho các cái biến chứng tiểu đường giảm đi và khi các biến chứng nó giảm đi thì người ta không tử vong vì các biến chứng nữa. Khi đó, người ta vẫn sử dụng thuốc tiểu đường mỗi ngày và đường huyết ổn định hơn. Thay vì trước kia uống hai viên thuốc thì giờ có thể uống 1 viên. Đó là những cái mà công nghệ sinh học bổ sung cho y học trong quá trình điều trị”, bác sĩ Trần Thạch Dũng chia sẻ. 

Bác sĩ Trần Thạch Dũng, Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Quốc tế DNA. Ảnh: Quý Hòa.
Bác sĩ Trần Thạch Dũng, Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Quốc tế DNA. Ảnh: Quý Hòa.

Cũng về chủ đề này, ông Vũ Gia Phong, Tiến sĩ hóa sinh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng chia sẻ, công nghệ sinh học nó cũng cần thiết, nó bổ sung với thuốc. Cũng như là các bạn có thể tiêm vaccine ngừa COVID-19, và hiện tại chúng ta có thêm thuốc đặc trị. Khi bị COVID,  các bạn vẫn có thể dùng thuốc đặc trị cho dù các bạn có dùng vaccine rồi.

Có thể bạn quan tâm 

Phiên thảo luận đặc biệt: "Sống khỏe, đẹp, lâu, và bí ẩn câu chuyện đột quỵ"