Công nghệ sẽ phá vỡ giáo dục đại học?
Công nghệ có thể đang làm sáng kiến bị "đóng băng"
Khi nhu cầu gia tăng và công nghệ phát triển, cách mạng sẽ diễn ra. Ngành giáo dục cũng vậy. Các phương tiện truyền đạt trong giáo dục đã đi qua một chặng đường dài từ những chiếc bảng đá tới chiếc bút, tờ giấy đầu tiên. Và trong thời đại mới của máy tính, mạng Internet, wifi cùng các thành tựu kỹ thuật khác hiện nay, sự ra đời của một phương pháp giáo dục mới là điều đương nhiên.
Các trường đại học tự hào về những ý tưởng sáng tạo đột phá cho xã hội, nhưng các kỹ thuật giảng dạy giáo dục đại học đang trên đà đóng băng. Nên tập trung vào giáo dục để nâng cao năng suất và nỗ lực để khôi phục lại nền kinh tế Tây Âu "xơ cứng" là những ý kiến được nhiều chuyên gia đưa ra.
Theo ông Kenneth Rogoff, Giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học Harvard, vào đầu những năm 90, thời điểm công nghệ Internet mới bắt đầu, việc học không còn trên giấy bút, giờ đây đã có thể thực hiện hoàn toàn trên các thiết bị điện tử. Một trong những đột phá về khoa học công nghệ đó là sự ra đời và phát triển của các thiết bị thông minh như smartphone, SmartTV, con người được tận hưởng những tiện ích của kỷ nguyên Internet đã góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí vừa giúp tăng năng suất xử lý công việc.
Việc điểm danh tại lớp cũng có thể sử dụng công nghệ thực tế ảo, thầy giáo có thể dạy từ Anh với học trò đến từ khắp các châu lục và vẫn có thể tương tác với nhau như đang ngồi trong cùng một nơi, khoảng cách về địa lý, không gian và thời gian đã bị xóa nhòa.
Công nghệ giúp giờ học sống động và hấp dẫn hơn bằng những đoạn phim tái hiện quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, từ trực quan sinh động sẽ dẫn đến tư duy trừu tượng và rất khó bị quên bài. Điều này vừa đòi hỏi tính tự học của học trò, vừa đòi hỏi các thầy cô giáo tương lai phải nỗ lực áp dụng công nghệ để các giờ học trở nên hấp dẫn.
Sự chuyển đổi sang cách thức giảng dạy chỉ là một ví dụ. Khả năng phát triển phần mềm chuyên dụng và ứng dụng để nâng cao chất lượng giáo dục đại học là vô tận. Nhưng cho đến nay, các sáng kiến như vậy rất hạn chế.
Ảnh minh họa. Nguồn: EdTechReview |
Có lẽ thay đổi trong giáo dục đại học chỉ là như vậy bởi sinh viên không còn phụ thuộc vào giảng viên nữa. Bởi với họ các hình thức đào tạo online, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng... sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. Điều này vô hình chung, tạo áp lực lớn cho các trường về chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy, xây dựng không gian học tập.
Bài toán đầu tư cho giáo dục
Nhìn ở góc độ giáo dục, cái bài toán quan trọng hơn nhiều lần là phát triển kinh tế ngày nay có gì khác trước và vì thế giáo dục phải tự thay đổi như thế nào để thích ứng với các yêu cầu của mô hình kinh tế mới.
Nếu như bằng lòng với hiện tại thì có lẽ nền giáo dục cũng không cần nỗ lực gì nhiều cũng đào tạo ra những người thợ lành nghề.
Nhưng chỉ cần bước thêm một nấc trên bậc thang giá trị thì mọi thứ sẽ khác. Huống gì thế giới đang đi vào giai đoạn bùng nổ các mô hình sản xuất kinh doanh mới, trong đó các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao nhất không còn là sản xuất nữa mà là tìm ý tưởng, thiết kế, cải tiến, lựa chọn mô hình, rồi các kỹ năng mềm để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hữu hiệu nhất. Dĩ nhiên không trường học nào có thể dạy kịp các kiến thức công nghệ đang được áp dụng để làm ra ứng dụng mới, không trường nào đủ nguồn lực để dạy các đề tài mới tinh như trí tuệ nhân tạo, khai thác dữ liệu lớn...
Cái các trường có thể làm là đào tạo ra những con người biết sáng tạo, luôn tiếp nhận được cái mới, biết hoài nghi các mô hình cũ đã định hình, biết đặt câu hỏi và tìm lời giải cho các vấn đề mà cuộc sống luôn đặt ra.
Để làm được điều đó, các nhà giáo dục phải dày công suy nghĩ để thiết kế lại toàn bộ hoạt động giáo dục, từ dạy gì đến dạy như thế nào, từ nuôi dưỡng tinh thần gì ở môi trường đại học đến khích lệ một thái độ học tập ra sao, học vẹt hay học thực chất. Những điều đó chưa chắc đã cần một mức độ đầu tư cao hơn trước, chưa hẳn quá chú trọng đến quy mô đầu tư nhưng chắc chắn nó đòi hỏi phải thay đổi cách suy nghĩ đến tận gốc rễ và một đam mê bắt tay vào cuộc.
Ở Mỹ, giáo dục đại học chiếm hơn 2,5% GDP (khoảng 500 tỷ USD), và phần lớn trong số này được chi tiêu không hiệu quả. Các trường đại học và cao đẳng là then chốt cho tương lai của xã hội chúng ta. Tuy nhiên, với những tiến bộ đáng ghi nhận và liên tục trong công nghệ và trí thông minh nhân tạo, thật khó để biết làm thế nào họ có thể tiếp tục đóng vai trò này mà không cần phải tự đổi mới mình trong hai thập niên tới.