Ảnh: Shutterstock.
Công nghệ giải mã gen góp phần nhận biết EQ của trẻ
Bên cạnh các biểu hiện, hành vi, hay các bài test để kiểm tra chỉ số EQ của trẻ, thông tin di truyền cũng đóng vai trò trong việc hình thành nên chỉ số EQ cao hay thấp ở một người, hay còn gọi là yếu tố bẩm sinh.
Các nhà khoa học tại Đại học Cambridge, Viện Pasteur (Pháp) và Đại học Paris Diderot đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa di truyền và khả năng đồng cảm với người khác. Nghiên cứu thực hiện trên 46.861 người đã được giải mã gen và yêu cầu họ thực hiện bài kiểm tra EQ. Sau khi có kết quả của bài kiểm tra, các nhà nghiên cứu phân tích thống kê trên 10 triệu biến thể di truyền. Họ phát hiện rằng các biến thể di truyền chiếm khoảng 10% sự đồng cảm hoặc thiếu đồng cảm của một người.
Theo Tiến sĩ Cao Anh Tuấn, CEO Genetica – đơn vị sở hữu công nghệ giải mã gen kết hợp trí tuệ nhân tạo, “Vài năm gần đây, nhiều phụ huynh Việt tìm đến giải mã gen như một công cụ để tìm hiểu tiềm năng trí tuệ của con, bao gồm chỉ số IQ, EQ và các khả năng học thuật khác. Sau khi có được thông tin di truyền, nếu chỉ số EQ bẩm sinh của trẻ thấp, phụ huynh có thể giúp con cải thiện thông qua phương pháp giáo dục phù hợp; hoặc nếu trẻ có EQ cao, phụ huynh biết được thế mạnh của con, từ đó tạo điều kiện cho con phát huy sở trường của mình”.
90% phụ huynh Mỹ muốn con trở thành người biết quan tâm
Tại Mỹ, trong nhiều thập kỷ trước, đa số phụ huynh chú trọng vào việc tìm ra năng lực trí tuệ của con cái thông qua bài kiểm tra IQ. Nhưng ngày nay, theo HuffPost News, 90% cha mẹ Mỹ muốn con họ trở thành những đứa trẻ biết quan tâm đến người khác. Họ muốn con cái có khả năng đồng cảm và ổn định về mặt cảm xúc; để có thể đối mặt với một thế giới khó khăn và không ngừng biến động. Nói cách khác, hơn cả IQ, cha mẹ Mỹ muốn nuôi dạy những đứa trẻ có EQ cao.
Ảnh: ceriasihat.com. |
Nhà tâm lý học Daniel Goleman, tác giả của quyển sách bán chạy “Trí tuệ cảm xúc” xác định trí tuệ cảm xúc bao gồm 5 khía cạnh:
► Khả năng nhận biết cảm xúc: biết mình đang cảm thấy như thế nào và tác động của cảm xúc đó lên người khác.
► Khả năng tự điều chỉnh, kiểm soát, điều hướng cảm xúc, và lường trước những hậu quả của hành vi bốc đồng.
► Động lực: khả năng sử dụng các yếu tố cảm xúc để đạt được mục tiêu, tận hưởng quá trình học tập và kiên trì đối mặt với những trở ngại.
► Đồng cảm: khả năng cảm nhận cảm xúc của người khác, hơn nữa là sự quan tâm, cách đối xử và có hành động giúp đỡ họ.
► Kỹ năng xã hội: khả năng quản lý các mối quan hệ, truyền cảm hứng cho người khác.
Trẻ có EQ thấp sẽ mang những dấu hiệu sau: chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình, mất bình tĩnh vì nhu cầu không được đáp ứng, thiếu tự tin, xem mình là nạn nhân và không quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Ví dụ như trẻ có hành vi ăn vạ nơi công cộng vì không được thỏa mãn nhu cầu, hay vào dịp Lễ Tết, nhiều trẻ có hành vi xem tiền mừng tuổi và bình phẩm ngay khi được lì xì đều là biểu hiện của EQ thấp.
Nói về tầm quan trọng của xét nghiệm gen để nhận biết EQ của trẻ, tiến sĩ Cao Anh Tuấn cho biết thêm, “Tại Genetica, chúng tôi tin rằng một chế độ chăm sóc và giáo dục được cá nhân hóa sẽ là chìa khóa thành công và hạnh phúc cho trẻ em trong tương lai, trong đó việc nhận biết được tiềm năng trí tuệ của con đóng vai trò quan trọng.
Với dịch vụ giải mã gen G-Smart, chúng tôi phân tích 201 gen liên quan đến tiềm năng trí tuệ bẩm sinh của trẻ bao gồm chỉ số IQ, EQ, khả năng ngôn ngữ, toán học và âm nhạc. Cộng với các khuyến nghị cá nhân hóa thiết thực từ đội ngũ khoa học nhiều kinh nghiệm của Genetica, phụ huynh có thể chủ động thiết kế kế hoạch học tập, hoặc điều chỉnh những hạn chế để trẻ được phát triển toàn diện”, ông Tuấn chia sẻ thêm.
Được biết, dịch vụ giải mã gen của Genetica đã được hơn chục nghìn phụ huynh Việt tin dùng, trong việc tìm ra “tấm bản đồ” trí tuệ bẩm sinh của con, giúp cha mẹ hiểu con toàn diện hơn, từ đó tạo điều kiện cho con sống đúng với tiềm năng và sở trường của mình.