"Chợ tình Khau Vai" lên sân khấu Hà Nội
"Phiên chợ" ấy đã chọn cái đêm Hà Nội rét nhất để khai diễn (hẳn cũng để thử lòng người "dựchợ"). Kín rạp. Nhưng ăn thua là giữ khán giả được tận đến phút cuối. Hiếm khi là thế, lúc này, vớimột vở cải lương: "Chuyện tình Khau Vai" (Nhà hát Cải lương Việt Nam, tác giả: PGS TS Nguyễn ThếKỷ, đạo diễn và chuyển thể: NSƯT Triệu Trung Kiên, âm nhạc: NSƯT Trọng Đài..., hiện đang diễn tạirạp Hồng Hà, Hà Nội).
Hẳn vì chuyện xưa vừa quen vừa lạ. Quen, là bởi chẳng ai còn lạ gì phiên chợ mỗi năm chỉ mở mộtlần vào ngày 27.3 âm lịch tại Khau Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), nơi khắc dấu câu chuyện tìnhmãnh liệt của chàng Ba - nàng Út (cũng là hai nhân vật chính của vở). Quen, cũng còn bởi chuyệntình xưa của một tộc người thiểu số nơi cao nguyên đá của ta, lại có thể gặp nhân loại đến thế. Vìở đó, thêm lần nữa, người ta lại thấy thương thay cho chiếc thuyền tình trắc trở trước những sónggió định kiến, quả báo, như từng hơn một lần được kể trong những thiên kịch nổi tiếng quốc tế:"Romeo và Juliet", "Lôi vũ"...
Nhưng cũng thật lạ, vì một không gian văn hóa Tày - Nùng mà rộng hơn, là núi rừng Tây Bắc vừamới ngây ngất hiện ra giữa lòng Hà Nội: Những váy áo, cung tên, "hoa đào năm ngoái", những làn điệugiao duyên, những bài khấn nhiệm màu, những bà mo...
Và cuối cùng, là phiên chợ tình nhân văn có một không hai trên thế giới: "Đi khó, dễ về" (hayngay cả về, cũng khó?), là nơi để những người từng yêu nhau mà không được sống cùng nhà tìm về lại"nhà xưa", mỗi năm một lần, "dẫu có vậy nhưng còn được vậy" - như thơ Vũ Quần Phương. Một câuchuyện vừa khiến người ta thèm yêu nhau hơn bao giờ, mà cũng ngại yêu đến thế, vì yêu gì mà khó, màkhổ!
Ngọt như Khau Vai. Đắng như Khau Vai. Và cũng cần lắm, Khau Vai! Khi nó là sự nối dài cho nhữnggiấc mơ dang dở, đứt đoạn; là làm lại mà không... "làm hại"...
Chợ tình giữa cảnh "chợ chiều"
Tôi biết đạo diễn Triệu Trung Kiên không phải vì nghệ thuật, mà là trong một khóa học dạy về...giảm cân. Khi đó, Kiên là "học viên xuất sắc" nhất vì nghị lực hơn người của anh: Cuộc giảm cânthần kỳ kể cũng đáng... dựng vở. Đời thường là thế, nhưng với nghề, thì ngược lại: Các vở diễn ngàycàng nặng ký, trong cuộc lội ngược dòng khó nhọc của cải lương cũng như các bộ môn nghệ thuậttruyền thống nói chung giữa bối cảnh "chợ chiều".
Khó mà nghĩ, chủ nhân của "chợ giao dịch kịch bản ảo" đầu tiên trong làng sân khấu với trang webwww.chokich.vn lại là một nghệ sĩ cải lương. Như chính tác giả kịch bản "Lịch sử có thể đã khác"này từng chia sẻ: "Chúng ta không thể giữ mãi những định kiến về sự lạc hậu, trì trệ của sân khấuphía Bắc cả về chất lượng cũng như cách làm việc manh mún, thiếu chuyên nghiệp".
Rồi cuối cùng, anh đã có được "chợ tình" giữa cảnh "chợ chiều" ấy. Một "chợ tình phong lưu" nhưchính Khau Vai. Kịch bản giàu chất thơ (lạ thay là được viết bởi một người những tưởng đã bị côngviệc quản lý làm cho "khô như ngói"). Không chỉ trong ca từ, lời thoại: "Số phận có chiều aiđâu/Đường đời rẽ về lắm ngả/Khau Vai, người nhân hậu quá/Nâng niu góc nhỏ âm thầm...".
Mà còn trong cách thắt nút, mở nút. Nhân văn, lãng mạn, nhưng cũng đầy tỉnh táo, thực tế (khi cảtác giả kịch bản lẫn đạo diễn đều là... đàn ông?). Kể lại chuyện xưa bằng ngôn ngữ truyền thống,nhưng trong một hơi thở mới, tiết tấu mới, quan niệm mới. Chẳng hạn, cái kết. Không như chuyện xưa:Chàng Ba trong "Chuyện tình Khau Vai" không chọn cách của... Romeo mà là "phải sống" (Hay đàn ôngngày nay chúa tỉnh táo?). Dù thực ra, là cũng toan làm dại. Cái hữu hạn của đời người, biếtthế!
"Chuyện tình Khau Vai", xem xong, chỉ thấy... đàn bà thiệt! Vậy thì, ai có lợi? Có đấy: Vởdiễn!
Theo Lao động
Nguồn Lao động