Nikkei
Chiếc xe đạp là biểu trưng của sự giàu có?
Bài viết thể hiện quan điểm của ông Dominic Faulder, phó tổng biên tập tờ Nikkei của Nhật Bản.
Chiếc xe hơi là bộ mặt của bạn – dòng quảng cáo xe hơi viết như vậy. Điều đó không đúng ở Thái Lan, nơi chiếc xe đạp mới là bộ mặt của bạn. Xe đạp đã trở thành biểu tượng ngoài mong đợi của quốc gia này.
Người Thái đã đạp xe để tiêu khiển không giống ai. Mỗi cuối tuần, hàng trăm ngàn người từ tất cả các tầng lớp xã hội đi dạo bằng xe đạp lycra, qua lại các sân bay và hồ chứa nước, lên xuống những ngọn đồi, và dọc theo những con đường rừng rậm. Khi chính phủ quân đội muốn đảm bảo thắng lợi về mặt truyền thông, họ đã tổ chức một chuyến diễu hành bằng xe đạp. Tất cả mọi người trong gia đình hoàng gia đều tham gia vào cuộc diễu hành này và chính phủ Thái Lan cũng vậy.
Xu hướng đi xe đạp của Thái Lan thể hiện một sự chuyển đổi xã hội học thú vị. Trong những năm 1980, những người đi xe đạp đã làm như vậy bởi vì họ không có sự lựa chọn nào khác. Các nhà cung cấp ít vốn đã luôn luôn sử dụng xe đạp để giao sản phẩm ở các khu vực xung quanh. Nhưng thậm chí một thế hệ trước đây, người dân ở đây thường thích đi xe ôm hoặc tuk-tuk, hơn là đi xe đạp. Ai có khả năng thì sẽ mua một chiếc xe máy. Số người chết do sử dung những chiếc xe máy khiến một số bác sĩ nghĩ tới một khái niệm gọi là “căn bệnh Nhật Bản”. Một chiếc xe máy luôn là bậc đầu tiên của những nấc thang kinh tế. Một Honda Cub 50 cc có thể đi được quãng đường lên đến 200 dù chỉ tiêu tốn một gallon xăng, và khắp châu Á nhà nhà đua nhau mua xe máy.
Ở Myanmar, đó là một câu chuyện rất khác. Được xem là trong những một quốc gia kém phát triển nhất của Liên Hợp Quốc, nước này có rất nhiều xe đạp. Ngoài ra nước này còn có nhiều xích lô. Tại Mandalay, thủ phủ vắng vẻ phía Bắc, hầu như không có ô tô. Một số chiếc motor 500cc cũ do Anh sản xuất vội vã đi lướt qua những con đường bụi bặm. Taxi chủ yếu là những chiếc xe ngựa.
Xe đạp cũng đã thống trị ở Việt Nam. Những năm đầu của thập niên 1990, vào giờ cao điểm tại Hà Nội, dòng người đi xe đạp dừng lại ở các nút giao thông theo đèn báo, sau đó họ di chuyển và phát ra những tiếng kêu ken két.
"Con lừa thép"
Giống như người Mymanar và những người Thái nghèo khó, một số người Việt Nam giờ sử dụng xe đạp lại vì họ phải làm vậy. Những chiếc xe đạp đã có một lịch sử đầy hào hùng. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sử dụng 60.000 chiếc xe đạp để đánh bại quân Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Những người lính cụ Hồ đã biến những chiếc xe đạp thành "con lừa thép" để vận chuyển số lượng vật dụng và đạn dược khổng lồ dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh trong Chiến tranh Việt Nam.
Thực tế vẫn còn một sự tương quan rõ ràng giữa khí hậu và việc sử dụng một chiếc xe đạp để đi làm. Hầu hết châu Âu có thể thoải mái đạp xe tới nơi làm việc. Tuy nhiên, với hầu hết các nước Đông Nam Á, điều này là không thể. Tuy thân thiện với môi trường, ít người muốn đi xe đạp dưới tiết trời nắng đỏ lửa. Bangkok có nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất thế giới cho một thành phố, 28 độ C.
Người Thái đi xe đạp cho vui, vóc dáng cân đối. Hầu như không có ai yêu thích đi xe đạp đến nơi làm việc. Chỉ có khách du lịch mới trả tiền cho những tour đi xe đạp quanh thành phố. Thật là điên rồ khi đi xe đạp dưới tiết trời nóng bức, không khí nhiễm, chưa kể là ổ gà, ống cống có thể gây ra tai nạn.
Sadiq Khan, thị trưởng thành phố London, đã phải can thiệp vào năm ngoái khi những người lái xe xích lô phi pháp ở khu West End đã thu của khách du lịch hàng trăm Bảng cho một chuyến đi ngắn. Một khoản phí phải chăng được áp dụng, 1 bảng Anh/phút – cao hơn cước taxi cơ bản ở Bangkok.
Sự thịnh vượng, khi nó xuất hiện, thúc đẩy sử dụng xe đạp tự chọn. Chúng ta có thể rút ra một chỉ số đơn giản cho điều này bằng cách lấy (A) - số người đi xe đạp - chia cho (B) - số người không lựa chọn. Công thức như sau:
Chỉ số này có thể được sử dụng rộng rãi như là một chỉ số khách quan về kinh tế. Các vùng nghèo khổ tương đối sẽ đạt được dưới một, và các vùng tương đối giàu trên một.
Bá Ước
Nguồn Nikkei