Nguồn ảnh: SCMP

 
Trang Lê Thứ Năm | 28/11/2019 19:31

Châu Á cần đầu tư thêm 800 tỷ USD để tránh khủng hoảng lương thực trong thập kỷ tới

Châu Á đang đối mặt nguy cơ khủng hoảng lương thực do "không thể tự cung cấp đủ lương thực" để đáp ứng nhu cầu...

Theo Báo cáo Thách thức Lương thực châu Á vừa công bố, châu Á không thể tự chủ lương thực và cần đầu tư thêm 800 tỷ USD trong 10 năm tới để đáp ứng nhu cầu của khu vực. Dân số ở châu Á đang tăng lên và người tiêu dùng cũng có nhu cầu thực phẩm an toàn hơn, lành mạnh và bền vững hơn. Cũng theo báo cáo, chi tiêu thực phẩm sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 4 nghìn tỷ USD vào năm 2019 lên hơn 8 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

"Nếu không đầu tư như vậy, chúng tôi nghĩ rằng sẽ khó đáp ứng nhu cầu lương thực dẫn tới khủng hoảng lương thực tồi tệ hơn cho châu Á", theo Báo cáo do PwC, Rabobank và Temasek đồng thực hiện. 

Tại sao châu Á đang phải đối mặt với vấn đề thiếu lương thực

Cũng theo báo cáo trên, Châu Á đang không thể tự cung cấp đủ lương thực mà phụ thuộc vào nhập khẩu thông qua các chuỗi cung ứng dài từ châu Mỹ, châu Âu và châu Phi. 

Nhận định trên cũng phù hợp với nghiên cứu từ một báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển năm 2018. Nói chung, "các quốc gia ở Mỹ Latinh, Đông Phi và Nam Á là nhà xuất khẩu lương thực ròng, trong khi phần lớn phần còn lại của châu Á và châu Phi vẫn là nhà nhập khẩu lương thực ròng", báo cáo cho biết. Điều đó có nghĩa là, châu Á phụ thuộc rất nhiều vào các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu lương thực. 

Dân làng trồng lúa trên một cánh đồng ở Lianyungang, Trung Quốc, phía đông tỉnh Giang Tô vào ngày 4 tháng 6 năm 2017
Dân làng trồng lúa trên một cánh đồng ở Liên Vân Cảng, Trung Quốc, phía đông tỉnh Giang Tô vào ngày 4/6/2017. Ảnh: AFP

"Lương thực là một chủ đề nhạy cảm. Trong lịch sử đã có nhiều cuộc chiến và các cuộc nổi dậy vì vấn đề lương thực. Và điều này có thể sẽ tiếp tục xảy ra", ông Richard Skinner, đại diện của PwC tham gia thực hiện báo cáo trên cho biết. "Chúng ta đang quá phụ thuộc vào các nước khác về công nghệ và lương thực. Nếu không giải quyết điều này, các vấn đề sẽ sớm gõ cửa".

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu và gia tăng dân số cũng sẽ làm tăng thêm các vấn đề của khu vực bằng cách gây ra các vấn đề về nguồn cung, cũng như biến động giá cả. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt có thể làm giảm năng suất cây trồng và thay đổi cấu trúc trồng Lượng đất trồng trọt cho mỗi người ở châu Á dự kiến ​​sẽ giảm 5% vào năm 2030. 

Trong khi đó, dân số Châu Á có thể tăng khoảng 250 triệu người trong thập kỷ tới - tương đương với dân số của Indonesia, theo báo cáo. "Nhìn vào bức tranh chung, với biến đổi khí hậu, dân số tăng và người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn, chúng ta sẽ thấy một một tương lai đáng lo ngại", ông Skinner nói với CNBC. "Nếu không giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ trong 10 năm tới". 

800 tỷ USD sẽ đi về đâu?

Theo ông Skinner, với 800 tỷ USD cần đầu tư thêm cho ngành lương thực trong thập kỷ tới, công nghệ và đổi mới sẽ là yếu tố then chốt. Khoảng một nửa số vốn đầu tư này có thể nằm ở Trung Quốc. 

Theo ông Anuj Maheshwari, đại diện của Temasek, "Cơ hội đầu tư lớn nhất cho ngành nông lương châu Á có lẽ nằm là ở Trung Quốc".  Những công nghệ thông minh được ứng dụng trong nông nghiệp ở Trung Quốc rất tiên tiến, ông giải thích.

Một người đàn ông điều khiển một máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu trong một trang trại ở Bo Châu, trung tâm tỉnh China An Huy.
Một người đàn ông điều khiển một máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu trong một trang trại ở Bồ Châu, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Ví dụ, công ty DJI có trụ sở tại Thâm Quyến sản xuất máy bay không người lái nông nghiệp, chuyên phun thuốc trừ sâu và phân bón, và tìm ra nguồn dịch bệnh. Công ty công nghệ Trung Quốc chiếm hơn 70% thị phần máy bay không người lái dân dụng thế giới năm 2018, theo công ty phân tích máy bay không người lái Skylogic Research.

Các tác giả của báo cáo cho biết, lý do các thành phố của Trung Quốc như Thâm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải có thể là trung tâm đổi mới thực phẩm nông nghiệp tiềm năng là vì những nơi này có kinh nghiệm về nông lương, môi trường pháp lý mạnh mẽ cho các công ty khởi nghiệp và nhiều tài năng. Hiện tại, Singapore và Bangalore của Ấn Độ là hai trong số những thành phố được xem là trung tâm đổi mới nông nghiệp của châu lục.

Báo cáo đưa ra nhận định, "có lẽ một ngày nào đó người tiêu dùng sẽ chọn và trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm thực phẩm vì nó được chứng nhận Singapore hoặc Bangalore", báo cáo cho biết.

Sản phẩm được sản xuất với công nghệ Singapore, có thể trở thành tiêu chuẩn đáng tin cậy cho lương thực tại Đông Nam Á trong những năm tới.

Báo động tình trạng khách du lịch quốc tế 'xù' hóa đơn viện phí tại các nước châu Á

Các bãi biển của châu Á trở nên yên tĩnh khi du khách Trung Quốc ở nhà

Nguồn CNBC