Việt Nam đang đối mặt với “đại dịch” viêm gan virus
Việt Nam là một trong chín quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với "đại dịch" nàyvì có tỷ lệ nhiễm virus khá cao.
Hội nghị đã tham khảo hơn 30 đề tài nghiên cứu, liên quan đến biểu hiện và cách điều trị của cácchứng tổn thương về gan, mật, nhất là các vấn đề nghiên cứu dự phòng điều trị viêm gan virus B vàvirus C, đẩy mạnh vấn đề ghép gan.
Tiêu biểu như các công trình Điều trị viêm gan virus C trước và sau ghép gan; Đánh giá tác dụng củabài thuốc "Sài hồ sơ cang thang" trên bệnh nhân viêm gan mãn tính do rượu thể nhẹ; Kết quả phẫuthuật nội soi điều trị viêm túi mật cấp do sỏi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa...
Đặc biệt, đề tài nghiên cứu "Phát hiện các đột biến kháng thuốc của virus viêm gan B từ các bệnhnhân bị viêm gan B mãn ở miền Bắc Việt Nam" do nhóm chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Medlatec HàNội, đã đưa ra lời cảnh báo khi công trình này chọn 198 mẫu huyết thanh từ các bệnh nhân viêm ganmãn tính, đã có 82 trường hợp có các đột biến kháng thuốc.
Thông tin từ Hội nghị cũng cho biết hiện Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật ghép gan từ ngườicho sống và người cho chết não, kết quả này thể hiện rõ nét tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Chương trình phát động "Toàn dân chung tay đánh gục virus" đã đề ra mục tiêu đến năm 2016, ngành ytế sẽ đưa ghép gan vào thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ đó đào tạo cán bộ để mở rộngviệc điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Huế ( tỉnh Thừa Thiên-Huế).
Nguồn Vietnam+