Nước ngọt có gas phải chịu 10% thuế như hàng xa xỉ?
Bộ Tài chính cho rằng, do những tác động bất lợi cho sức khoẻ, tới đây nước ngọt có gaskhông cồn cần được xếp cùng với các mặt hàng xa xa xỉ như ôtô, golf, massage, rượu bia, du thuyền…và phải chịu 10% thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong và ngoài nước, để có thể đánh thuế đối với sản phẩm này, BộTài chính phải làm rõ được bản chất của vấn đề cũng như đưa ra được các bằng chứng khoa học chothấy tác hại của sản phẩm này đối với sức khoẻ con người.
Thế nhưng, nhiều tài liệu, bằng chứng của các cơ quan có thẩm quyền lẫn các chuyên gia trong nướcvà quốc tế đưa ra gần đây lại cho thấy, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm nước ngọtcó gas là chưa đủ cơ sở.
Phát biểu tại cuộc hội thảo góp ý về sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt mới đây tại Tp HCM, bác sĩMason Cobb, Chủ tịch Hội đồng Y tế và Sức khoẻ của Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), cho rằng, việcnhững nhà ủng hộ luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt có gas không cồn, với lý lẽ rằng CO2có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, sau khi tham khảo các ý kiến khoa học đã được công bố rộng rãi, tổchức này đã đi đến kết luận CO2 không những không gây hại cho sức khoẻ, mà còn có lợi cho cơ thểcon người thông qua đường uống với một liều lượng vừa phải.
Thậm chí, trong y học, khi tiến hành phẫu thuật nội soi nhi khoa, người ta phải bơm vào trong cơthể bệnh nhân khoảng vài lít CO2 để tăng hiệu quả của quá trình chữa trị.
Do vậy, nước ngọt có gas và không có gas nói chung đều có ảnh hưởng như nhau đối với sức khoẻ conngười nếu chúng không được dùng một cách hợp lý.
Trong khi đó, nếu cho rằng, nước ngọt có gas có thành phần đường có thể gây béo phì thì lại càngkhông thuyết phục, bởi tất cả các loại nước ngọt đều có hàm lượng đường tương đương nhau. Trong khiđó, gạo trắng cũng là thức ăn được xác định là có hàm lượng đường khá cao, khuyến cáo không dùngnhiều đối với người bị tiểu đường.
Nếu vậy, không lẽ cơ quan thuế cũng sẽ áp thuế tiêu thu đặc biệt với mặt hàng này vì có thể gâytiểu đường và béo phì?
"Hiện nay bệnh gút đang khá phổ biến, nguyên nhân chính được xác định là do bia, rượu, thức ăngiàu đạm như thịt cá, hải sản… Vậy, nếu thế chúng ta cũng sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt với thịt cá,hải sản?", TS. Mason Cobb đặt câu hỏi.
Cũng tại hội thảo trên, đại diện lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho rằng cách việndẫn đánh thuế chưa thuyết phục. Do đó yêu cầu Bộ Tài chính phải làm rõ được khái niệm, phạm vi vàđối tượng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm nước ngọt có gas không cồn, có phù hợpvới thông lệ quốc tế hay không.
Trong công văn gửi Bộ Tài chính ngày 31/3 vừa qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, so vớicác nước trên thế giới, mức tiêu thụ đường của người Việt Nam hiện ở mức thấp, chỉ khoảng 15kg/người/năm, trong khi mức bình quân thế giới là 23 kg/người, một số quốc gia cao lên tới 40 - 50kg/người.
Như vậy, với hàm lượng đường từ 8 -12% trong các sản phẩm nước ngọt có gas không cồn hiện nay,trong khi mức tiêu thụ nước ngọt của cả nước khoảng 925 triệu lít/năm, ứng với lượng đường tiêu thụtừ 74.000 - 110.000 tấn/năm, chiếm tỷ lệ 5,48 - 8,15% sản lượng đường tiêu thụ cả nước, thì lượngđường đã tiêu thụ cho đồ uống này không lớn lắm.
Với thực tế trên, Hiệp hội Mía đường cũng kiến nghị, chưa đưa mặt hàng nước ngọt có gas vào diệnchịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian tới.
Ngay trong công văn gửi Bộ Tài chính góp ý cho việc sửa luật thuế này mới đây, cả Bộ Kế hoạch vàĐầu tư lẫn Bộ Tư pháp đều bày tỏ không đồng tình với luận cứ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nướcngọt có gas không cồn của Bộ Tài chính.
Cả hai cơ quan này đề nghị phải làm rõ được lập luận, cơ sở khi đề xuất đánh thuế 10% đối với sảnphẩm này.
Còn về mặt xã hội, nhiều chuyên gia, đại diện các bộ ngành cho rằng, không có lý do gì khi một sảnphẩm đang được đại đa số người dân có thu nhập trung bình sử dụng, lại xếp cùng nhóm với các hànghoá xa xỉ.
10% thuế đó ai cũng hiểu rằng sẽ được đẩy sang cho người tiêu dùng gánh chịu, bởi lợi nhuận doanhnghiệp vẫn phải giữ, trong khi để thay đổi một thói quen tiêu dùng, thì lại là chuyện không hề đơngiản.
Nguồn VnEconomy