Ngồi ghế nào "dễ chết" nhất trên máy bay?
Đây là vụ tai nạn gây tử vong đầu tiên liên quan đến một chiếc Boeing 777, do hãng Boeing sản xuất và đưa vào phục vụ từ năm 1995. Đây cũng là vụ tai nạn hàng không thương mại chết người đầu tiên tại Mỹ, kể từ vụ tai nạn năm 2009.
Sau đó một ngày, Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) lại tiếp tục xác nhận thông tin về một vụ tai nạn hàng không khác xảy ra trên lãnh thổ nước Mỹ, khiến toàn bộ 10 hành khách trên máy bay thiệt mạng.
"Ghế nào trên máy bay chẳng an toàn như nhau". - Trích đăng từ website của hãng hãng không Boeing.
"Câu hỏi về chuyện an toàn này cũ quá rồi. Làm gì có chỗ nào/cách nào an toàn hơn để mà nói". - Trích lời Đại diện phát ngôn của Hiệp hội hàng không liên bang Hoa Kỳ.
"Không có ghế nào được xem là an toàn nhất". - Trích đăng từ website Airsafe.com
Thực tế: Ngồi ở các ghế phía sau thường an toàn hơn cả.
Những phát ngôn hay trích dẫn của các chuyên gia hàng không đều mắc một lỗi chung rằng kết luận của họ không dựa trên các số liệu cụ thể về các vụ tai nạn hàng không.
Thay vào đó, nếu "soi" kĩ hơn vào số liệu của các vụ va chạm/tai nạn máy bay, người ta sẽ thấy nếu hành khách ngồi càng gần về phía sau máy bay thì cơ hội sống sót càng cao.
Kết luận trên là kết quả kiểm chứng từ một nghiên cứu của tạp chí chuyên về khoa học và công nghệ Mỹ, có tên Popular Mechanics. Tạp chí này tiến hành nghiên cứu trên mọi vụ tai nạn hàng không xảy ra ở Mỹ kể từ năm 1971, đi kèm với các số liệu về số người tử vong và sống sót. Số liệu của 20 vụ tai nạn này được lưu trữ đầy đủ qua hàng thập kỷ trong dữ liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ; Và người ta không hề có ý định giấu diếm nếu ai đó có ý định thực hiện những cuộc khảo sát mang tính khai phá.
Trong vài tuần đầu tiên, các chuyên gia của Popular Mechanics khai thác mọi bản điều tra của của NTBS, so sánh dữ liệu về vị trí ngồi của nhóm hành khách tử vong/sống sót trong 4 khoang chính của máy bay. Các phương pháp tính toán, đánh giá đưa ra kết luận rằng những hành khách ngồi càng gần phía đuôi máy bay thì cơ hội sống sót càng lớn.
Trong 20 vụ tai nạn thuộc diện khảo sát: có 11 vụ trong đó khách hàng thích ở các hàng ghế gần phía đuôi máy bay; 5 vụ có các hành khách thích ngồi ở các hàng ghế phía trước; 3 vụ không có người sống sót và 1 vụ không xác định được số vị trí có người ngồi.
Cơ hội sống sót của các nạn nhân thuộc 7 trong 11 vụ có khách hàng chuộng chỗ ngồi phía sau máy bay cũng khá ấn tượng. Ví dụ, trong 2 vụ tai nạn hàng không năm 1982 của hãng Air Florida ở Washington, D.C và vụ tai nạn năm 1972 của hãng Eastern Airlines tại sân bay Kennendy New York, nhóm những nạn nhân sống sót đều là những người ngồi ở những hàng ghế gần sát đuôi máy bay.
Ngoài những số liệu về các hàng ghế ngồi, Popular Mechanics cũng tiến hành phân tích trên tỉ lệ sống sót ở các phần khác trong khoang máy bay. Số liệu kết quả cho như sau: Phần khoang máy bay tính từ phía sau cánh máy bay có tỉ lệ người sống sót cao nhất 69%. Phần khoang nằm giữa hai cánh máy bay có 56% tỉ lệ người sống sót. Tiếp theo tỉ lệ này giảm dần xuống 49% ở khoang hạng nhất.
Vì vậy, khi các chuyên gia khẳng định rằng vị trí ngồi trên máy bay chẳng liên quan gì đến sự sống còn của hành khách, bạn cứ nên lờ đi và chọn chỗ ngồi ở khoang gần phía đuôi máy bay.
Nguồn GAFIN, PM/DVO