Thứ Ba | 23/04/2013 12:47

Cận cảnh mỏ kim cương bỏ hoang lớn nhì thế giới

Tập đoàn kim cương De Beer xem Mir là mối lo ngại huyền bí, bởi khối lượng kim cương khổng lồ từ Mir không hề liên quan đến kích cỡ của mỏ.
Mir (hay Mirny) là một mỏ kim cương tọa lạc ở vùng Mirny, phía Đông Siberia, Nga. Trước khi bị đóng cửa vào năm 2004, mỏ kim cương này sâu 525m và có đường kính 1,200m, là mỏ kim cương lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau mỏ Bingham Canyon Mine.

Để giúp bạn dễ tưởng tượng quy mô của mỏ Mirny, hãy xem minh họa dưới đây: Chiếc xe tải BELAZ khổng lồ, trọng tải 200 - 220 tấn, thuộc loại "khủng" nhất thế giới (ảnh a) trông giống như một điểm nhỏ khi xuất hiện trên miệng mỏ kim cương (ảnh b).

Xe tải BELAZ - một trong những phương tiện khổng lồ trên thế giới.
Xe tải BELAZ - một trong những phương tiện khổng lồ trên thế giới.

b Xe tải BELAZ trông giống như một điểm nhỏ (hướng mũi tên màu đỏ) khi xuất hiện trên miệng mỏ kim cương.
Xe tải BELAZ trông giống như một điểm nhỏ (hướng mũi tên màu đỏ) khi xuất hiện trên miệng mỏ kim cương.

Mỏ Mir to lớn tới mức vùng không phận phía trên nó là "khu vực cấm" đối với trực thăng vì một số vụ tai nạn đã xảy ra khi trực thăng bị các luồng không khí đi xuống hút vào.

Việc khai thác mỏ bắt đầu năm 1957, trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông ở vùng Siberia kéo dài trong vòng 7 tháng, đóng băng toàn bộ mặt đất và gây khó khăn cực điểm cho việc đào bới mỏ. Trong suốt mùa hè ngắn ngủi, phần băng vĩnh cửu chảy thành bùn nhão biến toàn bộ khu thai thác mỏ thành vũng bùn lầy lớn. Đội ngũ khai thác mỏ phải lắp đặt hệ thống cột trụ để nâng đỡ các tòa nhà, tránh nguy cơ bị lún chìm. Nhà máy khai thác chính đã được dựng trên nền đất tốt hơn, cách mỏ Mir khoảng 20km.

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp đến nỗi lốp xe và thép bị vỡ, dầu đóng băng. Các công nhân sử dụng động cơ phản lực để phá băng, khoan sâu vào lớp băng vĩnh cửu hoặc cho nổ tung nó để tiếp cận với đá kimberlite nằm ở phía dưới. Toàn bộ mỏ phải được che phủ vào ban đêm để máy móc không bị đóng băng.

g
j
o
p

Trong những năm vận hành đỉnh điểm, mỏ Mirny khai thác được 10 triệu carat kim cương/năm, trong đó 20% đạt chất lượng đá quý hảo hạng.

Điều này khiến De Beer, tập đoàn phân phối kim cương lớn nhất thế giới phải lo ngại. De Beer buộc phải mua những đơn hàng kim cương hảo hạng ngày càng lớn từ Nga nhằm nắm quyền kiểm soát giá kim cương của thị trường toàn thế giới.

De Beer xem mỏ Mir là mỏ kim cương huyền bí đáng lo ngại, bởi khối lượng kim cương thành phẩm khổng lồ của Mir không liên quan chút gì đến kích cỡ hay đường kính tầm thường của cả khu mỏ. Cho đến những năm 1970, khi mỏ Mirny bắt đầu cho ra sản lượng kim cương ít dần đi, Liên Xô bắt đầu tập trung tăng chất lượng của những viên đá quý từ Mir.

Cuối cùng, năm 1976, De Beer đã đệ trình một chuyến thăm tới mỏ Mir nhằm thỏa mãn những tính toán tò mò chưa có lời giải của tập đoàn này. Liên Xô chấp thuận lời ngỏ, nhưng liên tục trì hoãn chuyến thăm của De Beer và cho tới khi đoàn thăm De Beer đặt chân được đến khu mỏ Mir, thị thực của họ gần đến hạn chót, họ chỉ có 20 phút để thị sát toàn bộ khu mỏ. Chuyến thăm chỉ như tia lửa lóe lên giữa toàn bộ bí mật của Mir.

Vị trí của mỏ Mir ở phía Đông Siberia, Nga.
Vị trí của mỏ Mir ở phía Đông Siberia, Nga.

Sau khi Liên Xô sụp đổ (năm 1990), mỏ Mir được chuyển giao cho một số công ty địa phương quản lí cho đến năm 2004, mỏ Mir bị đóng cửa vĩnh viễn.

Nguồn AP


Sự kiện