Ảnh: CNBC
Các thành phố châu Á lý tưởng để các millennials sống và làm việc
Châu Á Thái Bình Dương là trung tâm hoạt động của thế hệ millennials( hay gọi là thế hệ Y, những người từ 18-38 tuổi lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội) của thế giới, nơi có 58% dân số từ 20 đến 38 tuổi của thế giới.
Khu vực mở rộng này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây khi thế hệ trẻ trở thành lực lượng lao động và định hình lại nền kinh tế.
Trang web phân tích tài chính có trụ sở tại Singapore, ValueChampion đã đánh giá 20 thành phố lớn của khu vực, nghiên cứu đã đo từng thành phố theo ba thước đo chính: Triển vọng việc làm; Chi phí sinh hoạt; và chất lượng cuộc sống. Sau đó, tính trung bình mỗi điểm số chung của thành phố để thiết lập thứ hạng cuối cùng.
5. Melbourne
Với danh tiếng lâu đời là một trong những thành phố đáng sống nhất thế giới, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Melbourne nổi lên như một trong 5 thành phố hàng đầu của ValueChampion dành cho thế hệ millennials.
Một góc Melbourne. |
Thành phố lớn thứ hai của Úc được hưởng lợi từ các quang cảnh nghệ thuật sôi động, các sân vận động thể thao mang tính biểu tượng và gần bờ biển, mang lại vị trí thứ hai về chất lượng sống. Trong khi đó, khả năng chi trả ở mức tương đối, cư dân dành khoảng 20% thu nhập của họ cho tiền thuê nhà đã giúp Melbourne chiếm vị trí thứ ba về chi phí sinh hoạt.
Tuy nhiên, triển vọng việc làm đã kéo thành phố xuống. Với tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên 5%, Melbourne rơi vào nhóm thấp nhất về triển vọng việc làm, đạt vị trí thứ 18 chung với Sydney và đến ngay trước Jakarta, Indonesia.
4. Quảng Châu
Một trong những thành phố đông dân nhất của Trung Quốc đã chiếm giữ 1 trong 5 vị trí thành phố hàng đầu cho thế hệ millennials chủ yếu nhờ vào chi phí sinh hoạt thấp.
Quảng Châu về đêm. |
Thành phố lớn đạt điểm cao về khả năng chi trả và được xếp ở vị trí đầu tiên cùng với Seoul của Hàn Quốc. Theo ước tính của ValueChampion, cư dân trung bình dành 22% thu nhập cho tiền thuê nhà.
Tuy nhiên, Quảng Châu bị tụt lại về triển vọng việc làm và chất lượng sống khi lần lượt đứng ở vị trí thứ 7 và thứ 11, phần lớn là do tỷ lệ thất nghiệp trung bình và mức độ ô nhiễm cao của Trung Quốc.
3. Hồng Kông
Hồng Kông đứng thứ ba trong danh sách năm nay mặc dù chi phí sinh hoạt cao nhưng đạt được hạng cao nhờ vào viễn cảnh việc làm bền vững và một phong cách sống thịnh vượng.
Một thoáng Hồng Kong. |
Được xem là một trong 4 “con Rồng kinh tế” của châu Á, Đặc khu hành chính Trung Quốc bảo đảm vị trí thứ ba về triển vọng việc làm. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình cao và có nhiều sự lựa chọn giải trí cho thấy Hồng Kông đáng đạt vị trí thứ 6 về chất lượng sống.Tuy nhiên, những người dân phải chi trung bình 31% thu nhập của họ cho tiền thuê nhà.
2. Tokyo
Đạt được sự cân bằng tốt theo ba thước đo trên, thủ đô Tokyo của Nhật Bản, nổi lên là thành phố tốt thứ hai ở châu Á đối với thế hệ millennials.
Một khu kinh doanh nhộn nhịp và tỷ lệ thất nghiệp khiêm tốn 2,5% cho thấy thành phố xứng đáng đạt vị trí thứ 5 về triển vọng việc làm. Ở những nơi khác, mức độ ô nhiễm và tội phạm thấp khiến thành phố đạt điểm số tương đương với chất lượng cuộc sống.
Tokyo về đêm. |
Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt cao đồng nghĩa với việc Tokyo bị tụt lại sau các thành phố khác. Mặc dù người dân dành khoảng 27% thu nhập của họ cho tiền thuê nhà - thấp hơn mức trung bình, nhưng những khoản tiết kiệm đó thường bị phá hủy bởi chi phí vận chuyển, tạp hóa và giải trí cao.
1. Singapore
Mặc dù có diện tích nhỏ, “Đảo quốc sư tử” đã vượt qua sức nặng kinh tế, ghi nhận GDP bình quân đầu người cao nhất (58.000 USD) trong số tất cả các thành phố được nghiên cứu. Thêm vào đó là tỷ lệ thất nghiệp thấp chỉ 2,2% và môi trường kinh doanh phù hợp, đã đẩy Singapore lên vị trí đầu tiên về triển vọng việc làm.
Thành phố tốt nhất cho thế hệ Y. |
Trong khi đó, mức độ ô nhiễm thấp, mức độ an toàn cao, quang cảnh giải trí sống động và các lựa chọn du lịch địa phương của Singapore đồng nghĩa với việc quốc gia này cũng chiếm vị trí hàng đầu về chất lượng cuộc sống.
Nguồn CNBC