Bloomberg: Càng giàu, càng dễ né thuế và giấu tiền
Một nghiên cứu của nhà kinh tế học Philip Vermeulen - thuộc Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB và học giả Gabriel Zucman - Trường đào tạo Kinh tế London chỉ ra số liệu điều tra giới nhà giàu và siêu giàu không chính xác lắm vì chỉ khảo sát trên một nhóm nhỏ.
Ngân hàng thế giới cũng chỉ ra việc sửa lỗi sai trong dữ liệu về thu nhập dân sinh đã gần như xóa bỏ mọi nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên thế giới giai đoạn 1988-2008.
“Chúng ta trước nay vẫn bán tín bán nghi về chuyện các nhà chức trách ‘khuất mắt che tai’ trước sự giàu có của 1% thế giới. Điều này khiến cho xã hội ngày càng tin rằng hệ thống của chúng ta bị lũng đoạn và đầy bất công”, ông Joseph Stiglitz, người từng đạt giải Nobel kinh tế học và là tác giả của cuốn “Cái giá của sự bất bình đẳng”, chia sẻ.
Thất bại trong việc kiểm soát lượng tài sản và thu nhập thật sự của mỗi cá nhân cho thấy một thực tế là các nhà kinh tế, chính sách đã không nắm rõ mức độ chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Cụ thể là các nhà điều hành hoàn toàn có thể thay đổi cơ cấu thuế một khi họ biết rõ tiền và tài sản đang tập trung ở khu vực nào, ông Zucman đưa ra một ví dụ.
“Nếu không rõ thế giới này đang như thế nào thì làm sao có thể đưa ra một chính sách đủ tốt để tác động được đến nó”, dẫn lời Carter Price, nhà toán học cấp cao tại Trung tâm Phát triển Công bằng tại Washington, người hiện đang có những nghiên cứu chuyên sâu về bất bình đẳng kinh tế.
Chuyện về những người giàu giàu nhất
Hàng năm, Mỹ mất 36 tỉ USD, trong khi châu Âu là 75 tỉ USD vì nhóm siêu giàu này.
Năm 2012, nhóm người giàu nhất nước Mỹ - top 0,1% với tài sản ròng ít nhất 20 triệu USD - kiểm soát 23,5% tài sản của toàn Hoa Kỳ, sau khi cộng luôn số tài sản ước tính "giấu" tại các "thiên đường thuế" ở nước ngoài, theo học giả thỉnh giảng Gabriel Zucman.
Học giả Zuchman hiện đang phối hợp với Thomas Piketty, tác giả cuốn sách bestseller “Tư bản trong thế kỷ 21” và Emmanuel Saez, giáo sư Trường ĐH California tại Berkeley nhằm tính toán chính xác hơn giá trị thuế miễn trừ này là bao nhiêu.
Việc phần lớn thu nhập và giá trị tài sản tập trung ở những người giàu nhất giúp giải thích vì sao tiêu dùng cá nhân có mức hồi phục chậm chạp từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế kết thúc vào tháng 6 năm 2009, theo Stiglitz.
Sự tập trung thu nhập và tài sản vào tay tầng lớp giàu có cũng giúp lý giải tại sao chi tiêu tiêu dùng phục hồi khá chậm chạp kể từ khi suy thoái kéo dài 18 tháng kết thúc hồi tháng 6-2009. Chỉ số Bloomberg Industries Mass Merchant Index - theo dõi Wal-Mart Stores Inc. và Dollar General - chỉ tăng 80% trong khi Standard & Poor’s 500 Index tăng đến 109%.
Nhóm ngành bán lẻ hàng cao cấp cũng tăng mạnh, cụ thể chỉ số Bloomberg Industries Global Luxury Goods Index - theo dõi các thương hiệu xa xỉ Coach Inc., Hermes International và Prada Spa. - tăng 254%.
Không có gì đáng ngạc nhiên
Ông Jeffrey Hollender, nhà đồng sáng lập công ty Seventh Generation Inc., hiện là thành viên của Responsible Wealth, mạng lưới thúc đẩy công bằng trong lợi ích kinh tế. Ảnh: Bloomberg |
"Càng có nhiều tiền, càng dễ giấu và tránh thuế", theo nhận định của Jeffrey Hollender. Hiện nhà đồng sáng lập công ty Seventh Generation này là thành viên của Responsible Wealth, một mạng lưới có trụ sở tại Boston với mục tiêu thúc đẩy sự công bằng trong lợi ích kinh tế.
Không chỉ riêng Mỹ, thước đo tài sản của giới siêu giàu châu Âu cũng sai lệch.
Khoảng 10% tài sản của những vị đại gia châu lục này nằm trong các tài khoản ngoại quốc, so với mức 4% của các “ông trùm” Hoa Kỳ. Nhiều người giàu cũng có phần trong các tổ chức và các công ty cổ phần lớn, khiến việc tính toán số lượng thu nhập của họ càng trở nên khó khăn.
Sai lệch trong việc lấy mẫu
Dữ liệu điều tra về những người siêu giàu cũng gặp nhiều vấn đề.
Vermeulen nhận thấy những nghiên cứu tại châu Âu đối mặt với tình trạng sai số nhiều hơn các nghiên cứu thực hiện ở Mỹ. Ví dụ, top 1% người giàu nhất ở Áo phải chiếm tới 36% tổng số tài sản quốc gia trong năm 2013 theo số liệu điều chỉnh của Forbes, tức là cao hơn 13% so với một nghiên cứu của ECB.
Tài sản tài chính ở nước ngoài của nhóm “siêu” giàu đã khiến chính phủ Mỹ mất 36 tỉ USD trong thu nhập hàng năm, vì thất thoát thuế thu nhập, đầu tư, thừa kế và thuế bất động sản, theo nghiên cứu của ông Zucman.
Ông so sánh số tiền đó đủ để mua các bữa ăn trưa cho mọi sinh viên của các trường học công trong thành phố New York trong hơn 100 năm.
Điều này đã phơi bày sơ hở trong chính sách thuế tại nhiều quốc gia. Tiền thuế thu được từ những đại gia siêu giàu có thể được chính phủ sự dụng để giải quyết các vấn đề bất bình đẳng trong xã hội.
Các chính sách kinh tế khác
Trái với nhiều quan điểm, Tyler Cowen – giáo sư kinh tế học tại trường ĐH George Mason tại Fairfax, Virginia – lại cho rằng việc quá tập trung nghiên cứu con số 1% giàu sang khi tìm hiểu về mức độ phân bố thu nhập trong xã hội sẽ đem tới nhiều sai lệch.
“Mọi người chỉ chăm chăm lo cho nhóm 1% mà lãng quên câu hỏi thực sự là liệu còn cơ hội nào cho những người còn lại hay không?”, giáo sư Tyler Cowen tại Trường George Mason University ở Virgin nhận xét.
Thêm vào đó, cách tính mức thu nhập đã làm méo mó khái niệm của bất bình đẳng. Thuế đánh vào thu nhập không bao gồm các khoản chuyển chi của chính phủ dành cho các chương trình phúc lợi, ví dụ như Bảo hiểm Xã hội, trong khi các khoản này lại thể hiện việc chuyển dịch các dòng vốn về phía những người dân nghèo và có nhu cầu.
Giám đốc điều hành Dal LaMagna tại IceStone LLC thì lo lắng về tình trạng việc tập trung quá nhiều vào nhóm siêu giàu, cộng với kém hiểu biết về bất bình đẳng. Và theo ông "sự thiếu hiểu biết đang cho phép người giàu ngồi chễm chệ tại Central Park West hay 5th Avenue và thu tiền".
Nguồn GAFIN, Bloomberg/ DVO