Bác sĩ Nhật Shigeaki Hinohara. Nguồn ảnh: Wikimedia Commons.
Bí quyết sống thọ của một bác sĩ Nhật - người sống đến 105 tuổi
Theo The Japan Times, Tiến sĩ Shigeaki Hinohara đã có một cuộc sống phi thường vì nhiều lý do. Vị bác sĩ và chuyên gia về tuổi thọ người Nhật này sống đến năm 105 tuổi.
Được biết đến nhiều nhất với cuốn sách “Sống lâu, Sống tốt”, Tiến sĩ Shigeaki Hinohara đã đưa ra lời khuyên giúp Nhật trở thành nước đứng đầu thế giới về tuổi thọ. Sau đây là những lời khuyên của vị bác sĩ người Nhật giúp nhiều người sống thọ:
1. Đừng nghỉ hưu. Nếu phải nghỉ hãy để sau 65 tuổi
Tuổi nghỉ hưu trung bình, ít nhất là ở Mỹ, luôn dao động ở mức 65. Trong những năm gần đây, nhiều người đã chấp nhận phong trào FIRE (Độc lập tài chính, Nghỉ hưu sớm). Tuy nhiên, Tiến sĩ Shigeaki Hinohara lại nhìn mọi thứ theo cách khác. Ông Shigeaki Hinohara cho rằng: “Không cần thiết phải nghỉ hưu, nhưng nếu phải nghỉ hưu, thì phải muộn hơn rất nhiều so với tuổi 65”. Bởi lẽ, tuổi nghỉ hưu hiện tại được đặt là 65 tuổi cách đây nửa thế kỷ, khi tuổi thọ trung bình ở Nhật là 68 tuổi và chỉ có 125 người Nhật trên 100 tuổi.
Ngày nay, mọi người đang sống lâu hơn rất nhiều. Năm 2020, tuổi thọ trung bình của người Mỹ là 78,93 năm, tăng 0,08% so với năm 2019. Do đó, chúng ta nên nghỉ hưu trễ hơn.
Vài tháng trước khi qua đời, Tiến sĩ Shigeaki Hinohara vẫn tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân, ông giữ một cuốn sổ hẹn với không gian trống trong 5 năm nữa và làm việc tới 18 giờ một ngày.
2. Đi cầu thang bộ và kiểm tra cân nặng.
Tiến sĩ Shigeaki Hinohara nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập thể dục thường xuyên. Ông nói rằng: “Tôi đi cầu thang bộ hai lần một ngày để vận động các cơ của mình".
Ngoài ra, ông Shigeaki Hinohara cũng chỉ ra rằng những người sống lâu có một điểm chung đó là: Họ không thừa cân. Béo phì được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.
3. Tìm một mục đích khiến bạn bận rộn.
Theo Tiến sĩ Shigeaki Hinohara, một người nào đó không có một lịch trình đầy đủ thì đó là cách chắc chắn để họ già đi nhanh hơn và chết sớm hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là luôn bận rộn không chỉ vì mục đích bận rộn mà còn phải tích cực tham gia các hoạt động giúp ích cho mục đích. (Logic là một người có thể bận rộn, nhưng vẫn cảm thấy trống rỗng và nhàn rỗi bên trong.)
4. Cố gắng thư giãn, không nhất thiết phải luôn nhất nhất tuân thủ nội quy.
Trong khi ông thúc đẩy việc tập thể dục và dinh dưỡng là những con đường dẫn đến cuộc sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, Tiến sĩ Hinohara cũng khẳng định rằng chúng ta không cần phải bị ám ảnh bởi việc hạn chế các hành vi của mình. Khi trở thành người lớn, chúng ta có nhiều quy tắc phải tuân theo và những điều này vô tình làm cơ thể chúng ta trở nên mệt mỏi. Do vậy, cách tốt nhất là duy trì một cuộc sống không căng thẳng.
5. Hãy nhớ rằng bác sĩ không thể chữa khỏi tất cả mọi thứ.
Dù là bác sĩ, nhưng ông Hinohara cảnh báo không nên luôn nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Khi được đề nghị làm xét nghiệm hoặc phẫu thuật, hãy hỏi xem bác sĩ có đề nghị vợ/chồng hoặc con cái của mình thực hiện một thủ thuật như vậy hay không.
Khoa học không phải lúc nào cũng giúp ích cho con người. Nó gộp tất cả chúng ta lại với nhau, nhưng bệnh tật là của từng cá nhân. Mỗi người là duy nhất và các căn bệnh đều kết nối với trái tim của họ. Theo bác sĩ Hinohara, “Để biết bệnh tật và giúp đỡ mọi người, chúng ta cần nghệ thuật phóng khoáng và nghệ thuật thị giác, không chỉ là nghệ thuật y tế”.
Bác sĩ Shigeaki Hinohara nói rằng: “Nỗi đau là điều bí ẩn và vui vẻ là cách tốt nhất để quên đi”.
Có thể bạn quan tâm:
► Hành trình một người bán hàng rong ở Đài Loan đoạt giải thưởng Michelin