Ảnh: Pexels.
Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra: Học 4 từ "đừng" để tránh mọi rắc rối của cuộc đời
Người ta vẫn thường nói, con người mất 3 năm để học nói, nhưng mất cả đời để học cách im lặng. Thật vậy, cuộc đời con người vốn đã nhiều rối ren, chúng ta nên học cách im lặng để an yên cuộc đời.
Dưới đây là 4 từ “đừng”, giúp bạn tránh “rước họa vào thân”.
1. Đừng buông lời thị phi
Người xưa có câu “Thiện ý một câu ấm ba đông. Lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Lời nói thị phi vốn mang theo năng lượng không tốt, có thể thực sự “giết người không dao”.
Miệng nói ra quá nhiều lời thị phi, tâm hồn sẽ dần dần bị vẩn đục. Ai cũng có một con đường để đi, một cuộc đời để sống. Tốt hay xấu, họa hay phúc đều do mỗi người tự chọn, tự đối diện và tự gánh chịu. Hà cớ chi phải bàn tán việc của người khác, lời ra tiếng vào.
Thử nghĩ mà xem, nếu bạn luôn dành thời gian để quan tâm, săm soi cuộc sống của người khác, thì cuối cùng chúng ta nhận được gì? Điều chúng ta nhận được, chính là sự bỏ bê cuộc đời của chính mình. Liệu đó có phải cách sống và hành xử của một người thông minh?
Đã là người thông minh, hiểu đời thì nên biết việc nào nên làm, lời nào nên nói, dùng “nhân” để đối nhân, bao dung, độ lượng, có như thế mới gặp dữ hóa lành, biến hung thành cát, tích được phúc đức cho mình và cho con cháu đời sau.
Nguồn: Pexels, tổng hợp. |
2. Đừng nói lời oán than
Cuộc sống vốn dĩ là chuỗi ngày đầy bất ngờ. Có đôi lúc chúng ta gặp phải những bất công, hoặc những việc xảy ra không như ý muốn.
Những lúc đó, thay vì phàn nàn, thất vọng và buông lời oán than. Hãy học cách im lặng, tự cân bằng cảm xúc của mình. Học cách chấp nhận và thích nghi. Trước bão giông, bình tâm đối mặt, sống tâm an trước sóng gió cuộc đời.
Có thể bạn không biết, lời nói oán hận mang theo những năng lượng rất xấu. Nó xuất phát từ tâm oán trách, đố kỵ của con người. Oán hận che mờ lý trí, hành động thiếu sáng suốt, thậm chí có thể đưa ra những quyết định sai lầm, gây hậu quả lớn.
Thực tế, khổ ải ai mà chưa từng kênh qua, khó khăn ai mà không gặp phải?
|
3. Đừng gieo tiếng ác
Những lời nói ác ý thường xuất phát từ tâm không thiện. Tâm ác thì nói lời ác, sinh ra khẩu nghiệp. Nói lời ác ý, dù với mục đích gì đi chăng nữa mà làm tổn hại đến người khác đều đồng nghĩa với việc tích nghiệp.
Có thể đôi lúc bạn nói cho vui nhưng tổn thương của người nghe là thật. Tôn trọng người khác cũng như tôn trọng chính mình. Tặng người một đóa hoa thơm, người đầu tiên được thưởng thức chính là chúng ta chứ không phải ai khác.
Mỗi người đều phải có trách nhiệm về lời mình nói ra. Có những lời mà người nói vô tâm, người nghe hữu ý. Trong lúc tùy ý mạnh miệng đã vô tình tạo ra vô số kẻ thù mà không hay biết. Và tốt hơn cả, tâm nên thiện để mỗi lời nói ra, dù không rút lại được, cũng không mang tính ác ý hay trù ẻo.
4. Đừng nói lời ngông cuồng
Lộng ngôn là những lời nói trong lúc cao hứng mà sinh ra. Người nói lời lộng ngôn ngông cuồng thường là kẻ tự phụ, cậy vào tài năng của mình, mà xem thường người khác. “Thùng rỗng kêu to” vốn rất phổ biến. Kẻ không có tài thực thường chỉ mạnh miệng khoe khoang, cốt là lấy khẩu khí nhưng thiếu hụt tài năng và trí tuệ.
Làm người, có thể kiên cường nhưng tuyệt đối đừng kiêu ngạo, huênh hoang. Bởi sự ngông cuồng đó chính là cội nguồn của những việc làm không có kết quả tốt đẹp.
Người thông minh là người biết thể hiện đúng lúc, đúng nơi. Dùng hành động thay cho lời nói. Người thông minh cũng hiểu rằng “Có tài mà cậy chi tài, Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”. Việc thể hiện sự thông minh chỉ chuốc thêm nhiều sự ghen ghét, đố kỵ của người khác.
* Có thể bạn quan tâm
►Kinh nghiệm đầu tư: Phân bổ tài sản ra sao để có lợi nhuận?
►Muôn nẻo thua lỗ của doanh nghiệp trong quý I
Nguồn Tổng hợp