Uống vang với jazz trên đồi đỏ
Một cơn chuếnh choáng phảng phất trên con đường tôi đạp xe về thị trấn Nyaung Shwe chiều ấy. Không rõ vị ngọt lịm của những trái nho, vị ngon của thứ rượu vang có cái tên lãng mạn Rosé D'Inle, hay vì buổi chiều nắng chói trên ngọn đồi đỏ đã tạo ra cơn say dịu dàng.
Nyaung Shwe là một cái tên dễ quên. Phần lớn những kẻ lữ hành đến thị trấn nhỏ nằm ởphía Đông Myanmar này chỉ để tìm một chỗ trú chân cho những chuyến du hành bằng thuyền trên mặt hồInle nổi tiếng.
Đến trang trại nho Núi Đỏ: Từ trung tâm thị trấn NyaungShwe, bạn có thể đến đây bằng taxi, hoặc đặt một tour nhỏ với hướng dẫn viên du lịch, hay đơn giảnvà tiết kiệm nhất là thuê một chiếc xe đạp. Giá thuê 1.500 kyats/ngày (khoảng 2 USD). Khách tham quan được miễn phí vé vào cửa. Giá cho một ly rượu vang từ 2.000 kyats, một chai vang cógiá từ 10.000 kyats. Trang trại cũng cho phép nếm thử rượu với giá 2.000 kyats/bốn loại rượu tựchọn. |
Thoạt tiên người ta sẽ hỏi cái nhà máy rượu vang và vườn nho bạt ngàn ấy từ đâu rơi xuống mảnhđất này. Sau đó thì người ta nhất quyết phải làm một chuyến đến ngọn đồi có cái tên Red Mountain(Núi Đỏ), và rồi trở ngược lại thị trấn trong cơn chuếnh choáng say rất đỗi nhẹ nhàng.
Chỉ khoảng 20 - 30 phút đạp xe ra khỏi trung tâm thị trấn, men theo những ruộng mía đang mùa thuhoạch, lướt ngang những nhà máy sực nức mùi đường, Núi Đỏ hiện ra trong một chiều đầy nắng. Nhữngluống nho ôm sát, trải đều ngút ngát từ chân lên mãi tận đỉnh đồi, nơi căn nhà màu đỏ đứng sừngsững giữa trời mênh mông.
Cậu nhân viên 24 tuổi người Myanmar tên Lin Kyaw Myo vừa rót cho tôi ly rượu vang màu hồng đàotrên chiếc bàn gỗ đơn sơ, vừa kể "Vùng hồ Inle ở bang Shan này được coi là nơi có khí trời lý tưởngnhất để trồng nho với ngày nắng và đêm lạnh. Nhiệt độ thấp hơn các khu vực nhiệt đới khác cho phépchúng tôi sản xuất những loại rượu vang với hương thơm tinh tế hơn. Trang trại có khoảng 400.000gốc nho vốn được nhập giống từ Pháp, Tây Ban Nha và Israel".
Vừa nhấm vang vừa xem chế biến
Tôi nhìn kỹ hơn vào ly rượu vang đang đặt trên bàn. Màu hồng "cá hồi", như cách mà ông FrancoisRaynal - nhà sản xuất người Pháp đang làm việc ở trang trại miêu tả, có được là nhờ ngâm loại nhocó tên Syrah trong thời gian rất ngắn, khoảng sáu giờ, sau đó quá trình lên men tiếp tục được thựchiện trong bể ở nhiệt độ thấp.
Trang trại này có đến hai khu vực trồng nho, rộng 75 hecta. Mùa thu hoạch bận rộn nhất vào tháng2, tháng 3 với khoảng 150 nhân công làm việc luôn tay. Tại đây, 11 loại rượu vang xuất xưởng mỗinăm, trong đó 30% là vang trắng, còn lại là vang đỏ.
Ông chủ của Núi Đỏ cho biết, rượu vang chủ yếuđược tiêu thụ tại các điểm du lịch nổi tiếng như Yangon, Mandalay và Bagan, và được ưa chuộng bởiphần đông người nước ngoài đang sống hoặc du lịch tại Myanmar. Ngoài việc chú trọng vào kinh doanh,những người chủ của trang trại này cũng mở cửa cho khách du lịch vào tham quan vườn nho, nhà máychế biến rượu và kho chứa rượu vang hoàn toàn miễn phí.
Buổi chiều nắng cháy trên ngọn đồi, những lá nho thỉnh thoảng lại rung lên khi vài cơn gió mátlướt qua. Từ trên đồi cao bồng bềnh mây, đôi mắt tôi lẫn trong ánh nhìn xa xăm từ mặt hồ Inle, vàcả những rặng núi mờ ảo cuối chân trời. Dưới bóng một tán cây già, tôi nhấn nút bản jazz của ColePorter trong lúc nhấm nháp ly rượu vang vừa rót. Trong cái hương nồng vọng ra sau bức tường nhà máyrượu, giọng điệu của Ella Fitzgerald lười biếng kéo rê mãi buổi chiều:
"If the sun should desert the day, what would life be?" (Nếu mặt trời rời bỏ ngày mà đi, cuộcsống rồi sẽ ra sao?) Và tôi tự trả lời: Khi ấy nho sẽ chẳng bao giờ còn lên men!
Nguồn Doanh nhân Sài Gòn