Vân Ngọc Thứ Bảy | 31/03/2018 10:55

Nguy hại từ khói thuốc và người hút thuốc thụ động

Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà những người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm, thế giới có 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động, trong đó 64% số ca tử vong là nữ giới. Tại Việt Nam, có tới 70% trẻ dưới 5 tuổi bị phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.

Hút thuốc thụ động và tác hại từ khói thuốc

Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà những người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc.

Ở Việt Nam, hút thuốc là thói quen của nam giới và họ thường hút thuốc trong nhà, điều này làm phụ nữ và trẻ em phần lớn trở thành người hút thuốc thụ động. Những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc thường bao gồm con cái, vợ (chồng) của người hút thuốc, sống trong cùng nhà với người hút thuốc hoặc người làm việc trong môi trường có khói thuốc.

Theo các chuyên gia y tế, hút thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc. Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khỏe. Hút thuốc thụ động ở trẻ em có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

Khói thuốc độc hại do đâu?

Quá trình đốt cháy điếu thuốc lá được diễn ra ở nhiệt độ cao (từ 600 – 900 độ C) dẫn đến sự đốt cháy hoàn toàn lá thuốc bao gồm cả đốt cháy các hợp chất dễ bay hơi và đốt cháy tạp chất từ than, tạo ra làn khói thuốc.

Các nhà nghiên cứu ước tính khói thuốc lá có chứa 7,357 hợp chất hóa học thuộc nhiều loại khác nhau. Mặc dù, trong khói thuốc lá có nicotine là chất gây nghiện, khiến người hút khó bỏ được thuốc lá thì khoảng 60 loại hóa chất sinh ra từ quá trình đốt cháy mới chính là tác nhân độc hại và gây ung thư, chứ không phải nicotine, như asen (thạch tín, chất độc), benzen (chất gây ung thư mạnh, có trong khói dầu khí, thuốc trừ sâu), ammonia (có trong thuốc kích thích tăng trưởng, sản phẩm tẩy rửa), dioxine (sinh ung thư), formaldehyde (dùng trong ướp xác, gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc), …

Vậy nếu không có sự hình thành quá trình đốt thuốc lá thì có làm giảm các chất độc hại cho người hút thuốc không? Vậy có giải pháp nào để người hút thuốc thụ động không phải hít khói thuốc lá hay không?

Vì một thế giới không khói thuốc

Để giảm thiểu tác hại do khói thuốc lá đối với những người không hút thuốc, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị một trong những giải pháp là xây dựng các mô hình không khói thuốc như trường học, bệnh viện, công sở, khách sạn, nhà hàng, …

Ngày 20/3/2018, tại Hội nghị triển khai thực hiện hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2018 ở TP.HCM, ông Huỳnh Ngọc Thành – Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe (Sở Y tế TP.HCM) cho biết trong năm 2018 này, các quận – huyện sẽ chi hơn 2,3 tỉ đồng để phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại thuốc lá; riêng TP sẽ chi khoảng 650 triệu để phục vụ cho công tác này.

Nguy hai tu khoi thuoc va nguoi hut thuoc thu dong
 

Trong số hơn 2,3 tỉ đồng chi cho hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá tại 24 quận – huyện thì chi tổ các lớp chức tập huấn tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của quận- huyện và phường – xã là cao nhất, chiếm đến hơn 1 tỉ đồng; kế tiếp là chi tập huấn cho giáo viên các trường học: 342.240.000 đồng; chi tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai mô hình nhà hàng-khách sạn không khói thuốc: 342.240.000 đồng; chi truyền thông cho cộng tác viên, điều hành khu phố và cộng đồng dân cư: 215.040.000 đồng...

Xu hướng vì một thế giới không khói thuốc cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ trên thế giới. Ngay cả các tập đoàn thuốc lá hàng đầu thế giới cũng đã và đang tiếp tục đầu tư vào việc nghiên cứu các dòng sản phẩm không khói thuốc lá nhằm giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng thuốc lá và đặc biệt là người hút thuốc thụ động. Hiện trên thế giới, đã có gần 40 quốc gia cho phép thương mại hóa dòng sản phẩm không khói thuốc lá.

Đây là một phần quan trọng để bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của những người không hút thuốc lá, giúp giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc.