Daniel Klier (*) Thứ Tư | 21/11/2018 17:17

Mở đường cho các dự án hỗ trợ tài chính xanh

Nhà đầu tư và doanh nghiệp tăng cường kết hợp các yếu tố liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp vào các chiến lược đầu tư.

Điểm sáng

Chúng ta đang ở giai đoạn cực kỳ quan trọng ứng phó với biến đối khí hậu. Hiệp định Paris vừa được ký kết, và bước tiến này dường như để thúc đẩy nhanh hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Giờ đây sự lạc quan đã nhường chỗ cho sự quan ngại. Khí thải ngày càng tăng không có dấu hiệu giảm, và thế giới theo cách nào đó chưa đạt được tham vọng của Paris trong việc giới hạn sự ấm lên toàn cầu không tăng hơn hai độ so với trước thời đại công nghiệp – chưa tính đến mức 1,5 độ mà hầu hết các nhà khoa học đồng ý là mức an toàn tối thiểu cần có.

Những mục tiêu đó chưa hẳn nằm ngoài tầm với, nhưng có lẽ sẽ khó thực hiện nếu các hành động ứng phó biến đổi khí hậu không được đẩy mạnh. Điều này phụ thuộc nhiều vào việc chúng ta chuyển hướng các dòng tài chính ra khỏi các ngành công nghiệp và các hoạt động carbon cao để tập trung vào các dự án xanh hơn nhanh như thế nào.   

Mo duong cho cac du an ho tro tai chinh xanh
 

Có một số điểm sáng trong vấn đề này. Theo nghiên cứu gần đây của HSBC do công ty nghiên cứu và phân tích East and Partners thực hiện, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang tăng cường kết hợp các yếu tố liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) vào các chiến lược đầu tư của họ. Củ thể các nhà đầu tư hiện nay không còn xem “ESG” đơn thuần là một yếu tố mang tính đạo đức doanh nghiệp mà trở thành một phần chính yếu trong hoạt động kinh doanh của mình.  

Mo duong cho cac du an ho tro tai chinh xanh
 

Tuy vậy việc chuyển hướng này cần được diễn ra nhanh hơn. Cần khoảng 100.000 tỉ USD nguồn vốn tài chính và đầu tư trong hơn 15 năm tới để phát triển các công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng mới và trang trải các chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhưng hỗ trợ tài chính xanh vẫn chiếm một tỉ trọng khá nhỏ trên tổng thị trường vốn và do các chính phủ, công ty lớn và các ngân hàng phát triển chi phối; các doanh nghiệp, là đối tượng cấu thành nên “nền kinh tế thực” lại không giữ vai trò lớn trong vấn đề này.

Mở rộng những thị trường này theo cách hiệu quả và ý nghĩa sẽ cần đến sự tham gia sâu rộng hơn từ các doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư, điều này sẽ giúp tích hợp các yếu tố xanh và ESG vào phần lớn các dự án hỗ trợ tài chính và bắt đầu chuyển hướng hàng nghìn tỉ đô la nhu cầu.

Và những rào cản lớn

Ở thời điểm hiện tại có một số rào cản lớn ngăn cản sự phát triển thị trường. Những định nghĩa không nhất quán về “ESG”, “bền vững” và “xanh” là vấn đề lớn của tất cả các bên, và các nhà đầu tư không thể tiếp cận đủ các thông tin có chất lượng cần thiết cho việc ra quyết định của mình. Việc thiếu thông tin dùng để so sánh gây ra nhiều khó khăn cho thị trường trong việc phân biệt các yếu tố nền tảng môi trường, ngăn cản việc định giá chính xác các rủi ro và làm chậm tiến trình chuyển đổi sang carbon thấp. Điều đó trực tiếp dẫn đến việc thiếu các cơ hội đầu tư và các tài sản “xanh”.     

Cách tốt nhất để giúp các nhà đầu tư trong các dự án về giảm carbon là công bố thông tin tốt hơn. Việc công bố ra thị trường thông tin nhất quán với chất lượng cao về các chiến lược liên quan môi trường cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng của các công ty sẽ giúp các tổ chức đầu tư – là các tổ chức quản lý hàng nghìn tỉ USD tài sản đầu tư – có được những thông tin họ cần để hướng nguồn vốn của mình vào những lĩnh vực phù hợp.

Nhóm làm việc về vấn đề Công bố thông tin Tài chính liên quan đến Khí hậu (Task Force on Climate-related Financial Disclosures - TCFD) của Hội đồng Bền vững Tài chính G20 đã cung cấp bộ chuẩn mực có thể được áp dụng để hỗ trợ nỗ lực toàn cầu này. Đưa vào áp dụng các đề nghị này cần là vấn đề được ưu tiên trên toàn thế giới trong khi chúng ta vẫn còn thời gian để có những cải thiện đáng kể trước khi chính phủ của các quốc gia bắt đầu có những động thái về vấn đề này.   

Đề nghị của TCFD 

Điều này đồng nghĩa với việc khu vực tư nhân có khoảng thời gian ngắn – khoảng từ 18 đến 24 tháng – thể hiện rằng khu vực này có thể cải thiện vấn đề công bố thông tin. Mặc dù vậy đến thời điểm này chỉ khoảng một phần mười nhà đầu tư được biết về các đề nghị của TCFD. Các ngân hàng trung ương, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư cần bắt đầu đẩy nhanh việc nâng cao nhận thức.

Mo duong cho cac du an ho tro tai chinh xanh
 

Các công ty lớn, các nhà điều hành chính sách và các chính phủ cần khẩn trương làm việc cùng nhau để đưa ra những hướng dẫn cụ thể về thế nào là một công bố thông tin hiệu quả, sử dụng những đề nghị của TCFD làm nền tảng. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong vấn đề này. Họ cần có hành động ngay từ bây giờ và đặt áp lực lên các tổ chức ngành để có sự đồng thuận về khuôn khổ công bố thông tin chi tiết hơn và hợp lý với từng lĩnh vực.   

Đối với nhiều người, TCFD và việc công bố thông tin có lẽ chỉ là một dạng tên gọi viết tắt khác hay một từ chuyên môn được các chuyên gia tài chính và các nhà quản lý sử dụng. Nhưng đây là một việc cực kỳ quan trọng, không chỉ đối với các ngân hàng, các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, mà còn đối với toàn xã hội, đặc biệt là các cộng đồng và các khu vực chịu ảnh hưởng mạnh từ biến đổi khí hậu. Công bố thông tin tốt hơn có thể mở đường cho nguồn tài chính giúp hỗ trợ hiệu quả quá trình chuyển đổi sang khí thải carbon thấp và sau cùng là bảo vệ hành tinh chúng ta.

(*): Giám đốc Tập đoàn phụ trách Chiến lược và Tài chính Bền vững, Tập đoàn HSBC. Bài viết được đăng trên Environmental Finance