Thứ Tư | 16/07/2014 13:39

Làm thẻ câu lạc bộ tại sân bay: Lợi đến đâu?

Chuyện tìm được chỗ tử tế để đợi chuyến bay và nhấm nháp đồ ăn nhẹ có thể giúp việc đi lại dễ chịu hơn nhiều.
Grariella Truman là một người thường xuyên phải đáp các chuyến bay do đòi hỏi của công việc hiện tại.

Nhờ sở hữu thẻ American Express, vị khách này được quyền ra vào tại các phòng chờ được tân trang hoàn hảo cả hãng American Airlines và US Airway. Song, khi chiếc thẻ kể trên hết hạn, cô phải trả 500 USD (tương đương 10,6 triệu đồng) cho 1 năm để gia hạn thành viên của câu lạc bộ Admiral Club thuộc hãng American Airlines. Chiếc thẻ cho phép chủ nhân sử dụng các phòng chờ Admiral Club tại mọi sân bay trên thế giới có liên minh với hãng American Airlines.

"Dịch vụ đó đáng tiền lắm", người phụ nữ 39 tuổi, giám đốc điều hành của một hãng du lịch tại New Jersey nói với hãng thông tấn Reuters.

Phòng chờ Concorde Room tại sân bay Heathrow, London nổi tiếng với nhiều loại sâm-banh thượng hạng, vang ngon và dịch vụ hàng đầu thế giới.
Phòng chờ Concorde Room tại sân bay Heathrow, London nổi tiếng với nhiều loại sâm-banh thượng hạng, vang ngon và dịch vụ hàng đầu thế giới.

Hiện tại có vô số chọn lựa cho lữ khách khi nhắc tới chuyện trở thành thành viên của một số câu lạc bộ phòng chờ tại sân bay. Những câu lạc bộ này được tân trang các quầy bar đầy đủ dịch vụ, phục vụ miễn phí nước giải khát và món ăn nhẹ cả ngày; có thêm khu trưng bày nghệ thuật, nhà vệ sinh được nâng cấp; truyền hình vệ tinh; và khu vực làm việc hoàn thiện với Wi-Fi miễn phí, vv. Cơ bản nhất, những phòng chờ thuộc mạng lưới câu lạc bộ sân bay mang đến không gian riêng tư, tách cho lữ khách khỏi cảnh đông đúc ồn ào tại các nhà ga hàng không.

Chuyện mua thẻ thành viên phòng chờ tốn nhiều hay ít phụ thuộc vào cách lữ khách tiếp cận và chi tiền phát sinh khi sử dụng dịch vụ. Phòng chờ tại sân bay do các hãng hàng không hoặc một nhóm các nhà bay vận hành. Trong khi chỉ có số ít các hãng giới hạn loại khách sử dụng phòng chờ, đa phần khách bay có nhiều cách để được hưởng loại dịch vụ này.

- Là thành viên của hãng hàng không nhất định hoặc của liên minh hàng không: Liên minh hàng không Ngôi sao (Star Alliance) hiện là liên minh hàng không lớn nhất thế giới với gần 30 hãng thành viên và trong số đó có khá nhiều hãng đang có đường bay đến Việt Nam. Cụ thể là Air China, All Nippon Airways, Asiana Airlines, EVA Air, Thai Airways, Turkish Airlines, Singapore Airlines và United Airlines. Liên minh Ngôi sao mang đến lựa chọn đa dạng cho các hành khách khi cần bay đến London. Nếu bạn có thẻ vàng của liên minh Ngôi sao, bạn có đặc quyền ra vào hơn 1.000 phòng chờ trên toàn cầu. Nếu không, bạn sẽ phải trả ít nhất khoảng 300 đến 700 USD cho chi phí loại này trong 1 năm (khoảng 6,3 triệu đồng đến 14,8 triệu đồng).

- Mua thẻ ngày: Mỗi vé/thẻ có thời hạn trong vòng 1 ngày thường có giá khoảng 50 USD (khoảng 1 triệu đồng). Chi phí này có thể giảm xuống 1 nửa nếu người bay mua thẻ bằng cách thực hiện giao dịch trước mua.

- Tùy thuộc vào tuyến đường cụ thể: Nếu bay quốc tế ở hạng ghế Thương nhân hoặc Hạng Nhất hoặc bay liên lục địa, bạn được quyền ra vào mọi phòng chờ dọc đường bay của mình.

- Sở hữu thẻ thành viên: Hiện tại, có một số loại thẻ thành viên cho phép lữ khách tùy ý sử dụng các phòng chờ. Trong đó phải kể đến: thẻ bạch kim American Express và thẻ Citi Executive/AAdvantages của hãng American Airlines. Chủ thẻ bạch kim American Express được hưởng quyền sử dụng mọi phòng chờ Sky Club của hãng Delta Air Lines. Chi phí cho thẻ thành viên của Delta một năm tốn khoảng 450 USD (khoảng 9,5 triệu đồng). Trong khi đó, hãng American Airlines cung cấp các thẻ thành viên Admirals Club hàng năm cho các thành viên mới với mức giá từ 350 đến 500 USD (khoảng 6,3 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng).

Lợi đến đâu?

Ước tính trên hơn 500 nhà ga hàng không trên thế giới có khoảng 2.000 phòng chờ cung cấp đủ loại dịch vụ. Nếu lữ khách luôn muốn bắt kịp tình hình dịch vụ, tiện ích hay các thay đổi tại các hệ thống phòng chờ, nên cài đặt ứng dụng LoungeBuddy - có thể dùng trên mọi điện thoại thông minh chạy nền tảng iOS và Android. LoungeBuddy cung cấp dữ liệu về thông tin chuyến bay, xếp hạng, danh sách tiện ích, hình ảnh của khoảng 1.800 phòng chờ.

Sáng lập LoungeBuddy, ông Tyler Dikman, người thường xuyên "vi hành" khoảng 800 phòng chờ sân bay cho biết "Ở Mỹ, các phòng chờ sân bay thường phục vụ đồ ăn nhẹ như bánh quy, táo, riêng buổi sáng còn có thêm bánh ngọt và sữa chua. Bia và rượu được phục vụ miễn phí, trừ một số loại rượu đắt tiền. Hơn một nửa phòng chờ sân bay tại Mỹ có nhà tắm".

Tại những sân bay có quy mô nhỏ hơn, phòng chờ thường giống quầy bar khách sạn không hơn không kém - cho phép lữ khách có một chỗ ngồi yên tĩnh và nhấm nháp đồ ăn nhẹ.

Lữ khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tuyệt vời nhất tại loại sân bay quốc tế có quy mô lớn.

Một góc phòng chờ "The Bridge" tại Hồng Kông.
Một góc phòng chờ "The Bridge" tại Hồng Kông.

Tại Hồng Kông, phòng chờ "The Bridge" của hãng Cathay Pacific khá lớn, hiện đại, có phòng tắm cỡ đại. Đồ ăn thức uống tại The Bridge phong phú và khá tươi với bánh mì nướng, pizza, súp, bánh mì sandwich bên cạnh một loại đồ ăn lạnh/nóng cao cấp tự phục vụ.

Lữ khách có thẻ thành viên hạng Emerald và Sapphire của Liên Minh một thế giới toàn cầu (oneworld® Alliance) được tùy ý sử dụng The Bridge.

"Nhà tắm của The Bridge thuộc loại cao cấp mà bạn chỉ thấy trong khách sạn hạng sang", ông Dikman, một người khá quan tâm đến việc hưởng thụ nhà tắm và đồ toilet tại các phòng chờ sân bay, nhận xét.

Tuy vậy, với những ai không phải đi lại nhiều và chán ngấy với việc ngồi lẫn lộn giữa đám đông hành khách tại sân bay, mua vé/thẻ ngày sẽ kinh tế và tiện dụng hơn.

Nguồn GAFIN, Reuters/DVO


Sự kiện