Du lịch bằng thủy phi cơ có an toàn không?
Muộn hơn nước Pháp có chuyến bay với thủy phi cơ lần đầu tiên năm 1910, nước Úc đã tưng bừng kỷ niệm tròn 100 năm chuyến bay đầu tiên với thủy phi cơ vào ngày tháng 07/1914. Tại Việt Nam, dịch vụ du lịch với thủy phi cơ lần đầu tiên sẽ ra mắt chính thức tại Quảng Ninh vào ngày mai (9/9).
Mặc cho tranh cãi và nghi ngại của dư luận quốc tế về mức độ an toàn cũng như tác động tiêu cực do tiếng ồn của thủy phi cơ, rất nhiều người vẫn lạc quan rằng loại thủy phi cơ là cứu cánh số một của ngành du lịch hàng không.
Du lịch thủy phi cơ là gì?
Dịch vụ du lịch dùng thủy phi cơ gọi là du lịch thủy phi cơ. Thủy phi cơ trong tiếng Anh được gọi là seaplane, được chia làm 2 loại là phi cơ đáp trên mặt nước (floatplane - tiếp xúc với mặt nước bằng các trái nổi, thân phi cơ nằm trên mặt nước) và tàu bay (floating boat - phần thân là phần nổi chính, thân có gắn trái nổi nhưng trái nổi chỉ đóng vai trò giữ thăng bằng cho tàu bay trên mặt nước).
Bất kỳ ai ở Úc, hoặc du lịch đến Úc thường nghe thấy rằng bay thủy phi cơ ngắm thành phố Sydney nên là một trong nhiều thứ phải làm ít nhất một lần trong đời. Dịch vụ du lịch bằng thủy phi cơ sẽ kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ, cho phép hành khách ngắm cảnh, quay phim, chụp ảnh toàn bộ thành phố từ trên cao.
Tương tự máy bay dân dụng, khách đi thủy phi cơ phải tuân thủ đầy đủ qui định về trọng lượng hành lý được phép mang lên máy bay hoặc qui định thắt dây an toàn.
Song, điểm khác biệt lớn giữa thủy phi cơ và máy bay dân dụng là thủy phi cơ không cần dẫn đường, có thể bay theo quy chế tự do, việc cất hạ cánh phụ thuộc rất nhiều vào quan sát trực tiếp của phi công. Tổ bay của thủy phi cơ chỉ có 1 lái trưởng và 1 lái phụ, không có tiếp viên.
Một giờ bay thủy phi cơ giá 3.500 USD, khách bay lẻ giá 250 USD (tương đương gần 5 triệu đồng), theo hãng hàng không tư nhân Hải Âu. Điều đó đồng nghĩa với việc du lịch thủy phi cơ ít phục vụ khách du lịch phổ thông mà chủ yếu dành cho đối tượng du lịch trung cấp trở lên. Cũng theo ông Đỗ Quang Hải, giám đốc thương mại của Hải Âu thủy cơ, khách hàng mà hãng này hướng đến là du khách từ châu Âu, châu Mỹ.
Du lịch thủy phi cơ có an toàn không?
Theo số liệu của Ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (National Transportation Safety Board - NTBS), trong 37 chuyến bay thủy phi cơ tại nước này từ năm 1983 đến năm 1995, chỉ có khoảng 5 vụ tai nạn thủy phi cơ xảy ra trên tổng số 195 vụ tai nạn thủy phi cơ trên mặt nước.
Trong nghiên cứu kéo dài 13 năm này, có 3 tai nạn xảy ra liên quan đến tàu, thuyền, và đã có 3 trường hợp tử vong trong thuyền. Thuyền, tàu được nhắc đến là yếu tố phụ dẫn đến tai nạn thủy phi cơ, có nghĩa là tai nạn xảy ra không phải do thủy phi cơ và thuyền đâm nhau. Ví dụ, trong một vụ tai nạn thủy phi cơ điển hình, phi công thủy phi cơ do tránh tàu (thuyền) mà gây ra tại nạn.
Nhưng, vì sao dư luận trên thế giới vẫn than phiền và chê bai thủy phi cơ? Thậm chí, các cơ quan ban ngành như Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia và Cơ quan hàng không liên bang Mỹ FAA "phát sốt" lên vì vấn đề an toàn hàng không dùng thủy phi cơ khi con số người chết trong tai nạn thủy phi cơ tăng lên đến hai con số.
Theo AvStop, tạp chí đi đầu trong ngành hàng không thế giới, mọi vụ tai nạn thủy phi cơ đều có 3 điểm chung rõ rệt:
- Quá trình vận hành bị sai lệch: theo một bài báo của AvStop, các vụ tai nạn là hệ quả của cả một chuỗi vận hành chuyến bay.
- Bị trục trặc kỹ thuật: Hạ cánh trên nước với bánh xe mở rộng
- Thời tiết xấu: Bay trong điều kiện gió mạnh, vùng nước động
Ngoài ra, hạ cánh ở những vùng nước quá "mượt" và quá "trơn" như gương cũng khiến nhiều phi công thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng bối rối.
Trong các báo cáo về an toàn hàng không thủy phi cơ của tập đoàn hàng không SPA, số liệu về các vụ tai nạn không ủng hộ nhận định tiêu cực của dư luận về thủy phi cơ. Theo SPA, chỉ có 3 vụ tai nạn thủy phi cơ xảy ra trong 13 năm. So với con số 12.000 tử vong trong 30.000 vụ va chạm tàu thuyền, thì con số 57 người chết trong tổng số 195 vụ tai nạn thủy phi cơ là khá khiêm tốn (số liệu từ Tuần duyên Hoa Kỳ USCG).
Khác với phi công, có không ít những người trực tiếp lái tàu, thuyền không qua đào tạo bài bản và không có bằng cấp đi biển hợp pháp. Chính vì vậy, việc đào tạo phi công là một trong những vấn đề chính yếu của ngành du lịch thủy phi cơ.
Quay về câu hỏi chính, như vậy bản thân thủy phi cơ có an toàn không? Câu trả lời đến 99% là có. Riêng về du lịch thủy phi cơ, vấn đề an toàn còn nằm rất nhiều ở phi công và bản thân hãng cung cấp dịch vụ này tới khách hàng.
Nguồn GAFIN/DVO