Thứ Ba | 27/08/2013 15:49

Đi cà phê ở trang trại cà phê chồn lớn nhất Việt Nam

Sau hơn 10 năm nghiên cứu, trang trại cà phê chồn đầu tiên của Đà Lạt của một luật sư đã khai trương với mức đầu tư hơn 42 tỉ đồng.

Du khách thưởng thức cà phê chồn.
Du khách thưởng thức cà phê chồn.

Mới đây, ngay tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã xuất hiện một trang trại cà phê chồn ở phường10.

Trang trại này đang trở thành điểm đến ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước. Dukhách đến đây không chỉ tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cà phê chồn mà còn được thưởng thứctại chỗ loại thức uống danh tiếng này.

Chủ trang trại - luật sư Nguyễn Quốc Minh - cho biết sau hơn 10 năm nghiên cứu, tìm tòi, ngày25-4, trang trại cà phê chồn đầu tiên của Đà Lạt đã được đưa vào phục vụ du khách. Với mức đầu tưhơn 42 tỉ đồng trên diện tích khoảng 2,4 ha cà phê moka đang kỳ thu hoạch và 120 con chồn hương,trang trại của ông Minh đang được xem là một trong những nơi sản xuất cà phê chồn lớn nhất ViệtNam.

Tại sao lại chọn Đà Lạt mở trang trại cà phê chồn chứ không phải một nơi nào khác? Ông Minhgiải thích: "Đà Lạt có loại cà phê moka nổi tiếng ở Việt Nam. Nếu chồn hương ăn loại cà phê này thìchắc chắn sản phẩm chúng "sản xuất" ra sẽ có hương vị cũng như giá trị cao hơn rất nhiều so với nơikhác".

Dự kiến mỗi năm, trang trại sản xuất được khoảng 300-400 kg cà phê chồn. Với giá bán hiện naylà 20 triệu đồng/kg, cà phê chồn là một trong những thức uống đắt nhất thế giới. Về nguồn gốc 120con chồn hương, ông Minh cho biết trang trại nhập một ít ở Indonesia, còn lại mua ở Đắk Lắk, tất cảđều có nguồn gốc và lai lịch rõ ràng.

Để tạo ra được ly cà phê chồn thơm ngon đúng điệu, đòi hỏi phải có một quy trình nghiêm ngặt,cầu kỳ từ khâu chăm sóc cho đến lúc thành phẩm. Trước hết, cà phê được trồng phải đảm bảo sạch,không dùng thuốc trừ sâu, phân hóa học.

Khi cho chồn ăn, phải lựa những trái cà phê chín đỏ. Mỗi ngày, một con chồn tiêu thụ khoảng20-30 g trái cà phê tươi và "sản xuất" ra khoảng 10g cà phê nhân. Chồn thường ăn cà phê vào chiềutối, sau một đêm sẽ thải ra những hạt không tiêu hóa được. Sáng sáng, nhân viên trang trại lại đithu gom phân chồn để sơ chế.

"Sau khi chồn ăn vào, trái cà phê chín mọng được tiêu hóa phần cùi, còn hạt thì bài tiết ra,bên ngoài có lớp vỏ mỏng. Lớp vỏ này được bóc bỏ lấy nhân cà phê. Nhân được rửa, sấy thật sạch rồimới đem chế biến. Quá trình tiêu hóa tạo ra sự lên men của enzyme trong dạ dày chồn. Chính côngđoạn đó sẽ tạo ra hương vị cà phê chồn đặc biệt, độc đáo mà không có loại cà phê nào sánh kịp" -ông Minh lý giải.

Sau khi rửa sạch bằng nước, những hạt cà phê lẫn trong phân chồn được nhân viên đem phơi khôrồi ủ một thời gian cho dậy mùi. Sau đó, cà phê chồn được đem rang sao cho không quá lửa để khỏilàm mất hương vị tự nhiên. Cà phê chồn sau khi rang sẽ có mùi thơm đặc trưng, không lẫn vào đâuđược.

Chồn hương ăn cà phê

Cà phê chồn cũng cần phải được pha chế theo cách đặc biệt. Ở trang trại này, cà phê chồn đượcpha bằng một loại máy chuyên dụng nhập từ Nhật Bản. Bộ pha chế này sẽ giúp hương vị của cà phê chồnđược giữ lại tối đa.

"Hương vị cà phê chồn quả thật đặc biệt. Đến "thành phố mộng mơ", bên cạnh khung cảnh tuyệtvời, được thưởng thức loại cà phê ngon nhất thế giới với giá khoảng 200.000 đồng/bình cho 3-4 ngườiuống quả thật rất thú vị" - ông Trần Đức Tân, một du khách từ Đà Nẵng, hào hứng.

Nguồn Người lao động


Sự kiện