Thứ Năm | 04/07/2013 09:44

Chiêm ngưỡng những sân bay đẹp trên thế giới

Những sân bay có kiến trúc vĩ đại, tuyệt vời phải kể đến sân bay quốc tế Bắc Kinh, ga hàng không TWA, New York hay sân bay Kansai, Nhật Bản.
Những cánh cổng dẫn vào sân bay luôn là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc hàng không, bởi nó giúp truyền tải sự chào đón nồng hậu và đánh dấu những bước chân đầu tiên của hành khách tới một thành phố mới, theo ý kiến của nhà phê bình kiến trúc Paul Goldberger.

Tuy nhiên, không phải sân bay nào cũng đem lại cảm giác thân thiện cho những vị khách.

“Hầu hết những khu vực dẫn vào nhà ga sân bay đều không đem lại cảm giác được chào đón và hứng khởi cho hành khách, mà có chăng cũng chỉ là cảm giác thông thoáng tiện lợi, không kể nhiều sân bay còn chẳng được như vậy”, Goldberger phàn nàn. Hiện ông là cộng tác viên của tạp chí Vanity Fair, Goldberger từng giành giải Pulitzer cho bài phê bình kiến trúc đăng trên tờ The New York Times và là tác giả cuốn sách “Why architecture matters”.

Mặc dù Goldberger hiếm khi tìm thấy cảm giác hài lòng với kiến trúc sân bay (nhất là những phi trường “xấu xí” ở New York và New Jersey nơi ông thường phải công tác qua lại), vẫn có một số sân bay đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ và trở thành một công trình kiến trúc xứng tầm.

Dưới đây là những thiết kế sân bay được nhà phê bình kiến trúc đánh giá rất cao.

Sân bay Madrid-Barajas, Tây Ban Nha

Ảnh 1: Kiến trúc sư Richard Rogers đem hiệu ứng chuyển đổi màu sắc kỳ diệu vào trong thiết kế sân bay Madrid-Barajas tại Tây Ban Nha.
Kiến trúc sư Richard Rogers đem hiệu ứng chuyển đổi màu sắc kỳ diệu vào trong thiết kế sân bay Madrid-Barajas tại Tây Ban Nha.

Đầu tiên phải kể tới thiết kế ga hàng không số 4 - sân bay Madrid-Barajas của kiến trúc sư Richard Rogers - được hoành thành vào năm 2006 và là một trong những thiết kế ưa thích của Goldberger.

Nhà phê bình tấm tắc: “Roger đã tạo nên một sân bay mang phong cách truyền thống tuyệt đẹp. Thiết kế thanh lịch của Roger bao gồm những cây và cột thép tráng lệ. Các cột thép sơn màu phai dần dần sau khoảng 800 mét, tạo nên một cảnh tượng thật ngoạn mục”.

 Ảnh 2: Ánh sáng chiếu xuống từ những cửa sổ trần lớn soi rọi toàn bộ hệ thống không lưu tại khu vực check-in và khởi hành của sân bay Madrid-Bajaras.
Ánh sáng chiếu xuống từ những cửa sổ trần lớn soi rọi toàn bộ hệ thống không lưu tại khu vực check-in và khởi hành của sân bay Madrid-Bajaras.

Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc

“Ngài Norman Foster đã thành công hơn bất kì kiến trúc sư nào khác khi ông bắt tay vào thiết kế mô hình sân bay này” Goldberger ca ngợi. Thiết kế phòng chờ đường bay quốc tế tầm cỡ của Norman Foster hoàn thành trong năm 2008, đón chào Thế vận hội mùa hè ở Trung Quốc.

Thay vì mang mô hình trải dài thường thấy ở các sân bay vệ tinh, phi trường số 3 “được tạo dáng thành hai hình tam giác khổng lồ, nơi cạnh giao nhau được kết nối bởi một đường tàu hỏa giúp hành khách qua lại” và theo Goldberger, “đây thật sự là một thiết kế hiệu quả và ấn tượng.”

 Ảnh 3: Công ty Foster+Partners đã dành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế ga hàng không quốc tế thủ đô Bắc Kinh, công trình được hoàn thành nhằm chào đón thế vận hội Olympics Bắc Kinh năm 2008.
Công ty Foster+Partners đã dành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế ga hàng không quốc tế thủ đô Bắc Kinh, công trình được hoàn thành nhằm chào đón thế vận hội Olympics Bắc Kinh năm 2008.

  Ảnh 4: Norman Foster, cha đẻ của công trình kiến trúc sân bay Bắc Kinh “đã thành công hơn bất kì kiến trúc sư nào khác.”
Norman Foster, cha đẻ của công trình kiến trúc sân bay Bắc Kinh “đã thành công hơn bất kì kiến trúc sư nào khác.”

Sân bay quốc tế Kansai, Osaka, Nhật Bản

Nằm cách Osaka khoảng 40km và cách bờ biển khoảng 5km, sân bay Kansai là kiệt tác của kiến trúc sư Renzon Piano - một thiết kế sân bay giành giải thưởng từ năm 1988 song chỉ được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1994. Hoạt động 24/24, sân bay nằm trên một hòn đảo nhân tạo và được nối với đất liền bởi một cây cầu dài 4km.

Ảnh 5: Kiến trúc sư Renzo Piano giành chiến thắng trong cuộc thi kiến trúc năm 1988, thiết kế một mô hình sân bay đặt trên hòn đảo nhân tạo gần Osaka (vào thời điểm đó, hòn đảo còn chưa được xây dựng) .
Kiến trúc sư Renzo Piano giành chiến thắng trong cuộc thi kiến trúc năm 1988, thiết kế một mô hình sân bay đặt trên hòn đảo nhân tạo gần Osaka (vào thời điểm đó, hòn đảo còn chưa được xây dựng) .

Sân bay quốc tế Vua Abdulaziz, Jeddah, Arập Xeut

Được khánh thành vào năm 1981, thiết kế ga Hajj - “đứa con chung” của ba kiến trúc sư Skidmore, Owing và Merrill dường như đã phản ánh được trọn vẹn cái linh hồn du mục của quốc gia Arập.

Nhóm thiết kế đã phát triển những kết cấu dạng lều, tiêu tốn ít năng lượng cho việc làm mát giữa sa mạc. Hình ảnh những mái nhà như những mái lều trắng cong cong gây ấn tượng mạnh với Goldberger.

Ảnh 7: Ga hàng không Hajj tại sân bay quốc tế vua Abdulaziz, Jeddah.
Ga hàng không Hajj tại sân bay quốc tế vua Abdulaziz, Jeddah.

Thiết kế mái phi trường Hajj gợi nhắc những mái lều du mục.
Thiết kế mái phi trường Hajj gợi nhắc những mái lều du mục.

Sân bay quốc tế Raleigh-Durham, Bắc Carolina, Hoa Kỳ

Khánh thành vào năm 2011, ga số 2 của sân bay Raleigh-Durham là kết quả sau quá trình dày công suy tính của đội ngũ kiến trúc sư của hãng Fentress Architects đến từ Denver. Lấy cảm hứng phương Nam, “đây là ga hành khách sử dụng nhiều kết cấu gỗ và kính bên trong, biện pháp thay thế rất hợp lý cho vật liệu thép”.

Ảnh 9: Ga hàng không số 2 sân bay quốc tế Raleigh-Durham đang đón chào các vị khách tới với Bắc Carolina.
Ga hàng không số 2 sân bay quốc tế Raleigh-Durham đang đón chào các vị khách tới với Bắc Carolina.

 Ảnh 10: Goldberger thích kết cấu sử dụng gỗ và kính giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên của ga hàng không số 2, Raleigh-Durham.
Goldberger thích kết cấu sử dụng gỗ và kính giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên của ga hàng không số 2, Raleigh-Durham.

Sân bay Aeropuerto de Carrasco, Montevideo, Uruguay

Vị kiến trúc sư người Uruguay nổi tiếng toàn cầu, Rafael Vinoly là tác giả của sân bay này. Hoàn thành vào năm 2009, cấu trúc sân bay Carrasco được tạo cảm hứng bởi những đụn cát bay chay dọc đường bờ biển nước này.

Goldberger chia sẻ: “Tôi rất muốn được một lần tới Uruguay, bởi lẽ bức hình chụp thiết kế của Vinoly thật sự khiến tôi choáng ngợp.”

Ảnh 11: Thiết kế sân bay  Aeropuerto de Carrasco tại Uruguay của kiến trúc sư Vinoly.
Thiết kế sân bay Aeropuerto de Carrasco tại Uruguay của kiến trúc sư Vinoly.

Ga hàng không TWA, New York, Hoa Kỳ

Dù hiện nay không còn được sử dụng, TWA vẫn được Goldberger ngợi ca như một kiến trúc hàng không đầy mê hoặc. Là thiết kế của kiến trúc sư Eero Saarinen vào năm 1962, ga hàng không tráng lệ này có một điểm yếu cơ bản: nó không đủ lớn để có thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi và phát triển của ngành công nghiệp vận tải hàng không, với mô hình máy bay lớn hơn - chuyên chở được nhiều hành khách và hàng hóa hơn.

“Đây thực sự là một trong số những thiết kế sân bay vĩ đại nhất mọi thời, dù quy mô của nó không cho phép kéo dài phạm vi sử dụng tới ngày nay. Dẫu sao, đây vẫn là một mô hình thiết kế tuyệt đẹp và khơi gợi nhiều cảm hứng” Goldberger nói.

 Ảnh 13: Khánh thành vào năm 1962, ga TWA (hiện không còn được sử dụng) vẫn là một biểu tượng kiến trúc đầy mê hoặc.
Khánh thành vào năm 1962, ga TWA (hiện không còn được sử dụng) vẫn là một biểu tượng kiến trúc đầy mê hoặc.

Tòa nhà ga TWA.
Tòa nhà ga TWA.

Bức bích họa của Matteo Pericoli tại sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York, Hoa Kỳ

Kiến trúc sư, nghệ sĩ người Ý Matteo Pericoli được giao nhiệm vụ thiết kế một bức tranh vẽ trên tường của một ga hàng không nước Mỹ. Goldberger cho biết mặc dù bản thân không mấy ấn tượng với kiến trúc sân bay JFK, một bức bích họa “vẫn là điều đem lại cho tôi nhiều thích thú dù là ở phi trường nào đi chăng nữa.”

Bức tranh tường của kiến trúc sư Matteo.
Bức tranh tường của kiến trúc sư Matteo.

Nói đi thì cũng phải nói lại, sân bay có đẹp đến mấy mà dịch vụ hàng không dở tệ thì cũng không ổn.

Trong một lá thư điện tử, Goldberger nhấn mạnh: “Mỗi khi phải đi công vụ, việc qua lại tại một sân bay được chiếu sáng đầy đủ, nhiều chỗ ăn ngon, không gian rộng thoáng, có chỗ ngồi làm việc và nghỉ ngơi cũng đủ khiến tôi hài lòng. Không nhất thiết cứ phải có kiến trúc hoành tráng mới giúp nâng tầm một ga hàng không thông thường.”

Nguồn Dân Việt/CNN


Sự kiện