Ảnh: TL.

 
Thùy Phạm Thứ Sáu | 13/12/2019 17:56

Cháy rừng do thương chiến?

Cháy rừng có liên quan chiến tranh thương mại hay chuyển cực đồ hình âm dương?

Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) mới đây đã công bố tháng 7.2019 là tháng nóng nhất trong lịch sử với nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh đạt 16,7oC, tức cao hơn 1,7oC so với mức nhiệt trung bình của thế kỷ XX. Điều kiện nóng và khô trong khí quyển đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích lý do khiến số vụ cháy rừng vượt mức kỷ lục trong hơn 10 năm qua của các khu vực Amazon, California, Siberia, Úc, Indonesia và cả Việt Nam. Nhưng hiện tượng ấm lên toàn cầu chưa phải là nguyên nhân duy nhất làm gia tăng các vụ cháy. 

 

Gần đây, qua những dữ liệu thu thập được trong 2 thập niên khi quan sát các khu vực bị đốt cháy từ các vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), được tập hợp và phân tích bởi hơn 23 nhà khoa học và nhà quản lý rừng trên mặt đất, các nhà nghiên cứu tại NASA, các cơ quan và trường đại học của Mỹ đã bắt đầu nhìn nhận sự tương tác giữa hỏa hoạn, khí hậu và con người luôn tồn tại những quy luật nhất định.
Giả thiết đầu tiên liên quan đến chiến tranh thương mại “làm gia tăng khí hỏa trên quả địa cầu”. Giả thiết này dựa trên kết quả nghiên cứu sự sụp đổ 30 nền văn minh trên thế giới của NASA và quy tắc gia tăng sự phức tạp trong các nền văn minh được gọi là Lợi tức Năng lượng Đầu tư (Energy Return on Investment - EROI).

Thuật ngữ này được dùng để chỉ tỉ lệ giữa tổng năng lượng có được từ một nguồn tài nguyên nào đó và số năng lượng cần thiết phải sử dụng để thu được tổng năng lượng đó. Khi có sự xung đột về lợi ích kinh tế lớn xảy ra trong xã hội loài người thì các vụ cháy sẽ gia tăng đặc biệt mạnh ở các khu vực chịu ảnh hưởng kinh tế trực tiếp từ 2 cực của xung đột và dẫn tới tuyệt diệt.

Có thể chứng minh giả thiết này qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới cháy rừng ở Amazon. Một trong những hành động trả đũa của Bắc Kinh trong cuộc chiến là “đóng băng” việc nhập khẩu 30-40 triệu tấn đậu nành mỗi năm từ Mỹ, khiến Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn bao giờ hết vào việc nhập đậu nành từ Brasil.

Quyết định này thúc đẩy sự bùng nổ vốn đầu tư vào ngành trồng trọt, với sự dịch chuyển trọng tâm của các “ông lớn” trong ngành sang Nam Mỹ mua đất mở vùng nguyên liệu, nhằm tận dụng nhu cầu đa dạng hóa, tránh sự phụ thuộc vào nguồn cung thực phẩm từ Mỹ của Bắc Kinh. Những cơ hội kinh tế bất ngờ từ Trung Quốc xuất hiện sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ và động thái không quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu của ông Donald Trump vô tình giảm áp lực phải bảo vệ môi trường tại Brasil, khiến nông dân nơi đây ồ ạt đốt rừng Amazon để mở rộng diện tích canh tác. Như một sự liên đới, từ đầu năm đến nay, đã có tới 84.000 vụ cháy rừng Amazon thuộc phạm vi Brasil, tăng tới 75% so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng liên quan tới các cuộc chiến về quyền lợi kinh tế, theo Nikkei Asian Review, thời gian qua hàng chục ngàn km2 rừng nhiệt đới tại Brasil và Indonesia đã bị lửa thiêu rụi. Các bằng chứng cho thấy nông dân 2 quốc gia này đốt rừng để lấy đất trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, tại Brasil, nạn đốt phá rừng Amazon có mối quan hệ trực tiếp với ngành chăn nuôi gia súc. Ngành nông nghiệp này bùng nổ ở quốc gia Nam Mỹ do nhu cầu xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc tăng nhanh. Tổng giá trị xuất khẩu thịt bò từ Brasil sang Trung Quốc từ 5 triệu USD vào năm 2010 nhảy vọt lên 939 triệu USD vào năm 2017.

Đáng chú ý, theo Nikkei, các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc không có ý định tìm kiếm nguồn cung bền vững, không đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc bảo vệ môi trường và phá rừng.

Các vụ cháy rừng quy mô lớn như Amazon đang đẩy nhanh quá trình nóng lên của Trái đất, trực tiếp nhất là sự đa dạng sinh thái của khu vực. Nhiệt độ toàn cầu dự kiến tăng thêm từ 0,1-0,2oC, càng tăng thêm rủi ro cháy rừng ở các khu vực khác.

Giả thiết thứ 2 liên quan đến việc Trái đất bước vào chu kỳ vận động của mô hình ổn định toàn cầu dựa trên quy luật âm dương. Theo Sputnik, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 1973 đã tạo ra mô hình ổn định toàn cầu. Mô hình máy tính dự đoán nền văn minh nhân loại mà chúng ta thường biết sẽ tuyệt diệt vào năm 2040 với những dấu hiệu quan trọng xảy đến trong năm 2020, năm chuyển cực của đồ hình âm dương.

Các nhà khoa học bang New South Wales đã sử dụng lịch sử về thời tiết gây cháy theo mùa trong 44 năm tại 39 trạm thời tiết để ứng dụng quy luật này vào việc giải thích nguyên nhân cháy gia tăng ở Úc trong năm qua. Theo kết quả phân tích của các chuyên gia về biến đổi khí hậu, mới đây họ đã tìm ra mối liên quan giữa tác nhân gây biến đổi khí hậu như hiện tượng El Niño và các vụ cháy rừng ở Úc.

 

Theo nghiên cứu, pha dương tính của lưỡng cực Ấn Độ Dương thường trùng với hiện tượng El Niño, gây mức độ ảnh hưởng trầm trọng hơn. Giai đoạn này dẫn đến lượng mưa thấp hơn mức trung bình trên toàn miền Nam nước Úc. Khi hiện tượng này ở trong pha âm tính kéo dài, điều kiện thời tiết dễ xảy ra cháy ở Úc tồi tệ hơn, cụ thể là ở bang New South Wales. Hiện tượng  El Niño xuất hiện tại vùng cực Nam làm phát triển sự di chuyển gió Tây mạnh theo hướng Bắc - Nam ở các vùng của bán cầu Nam.
Lý giải cho nguyên nhân cháy ở các khu rừng Bắc Cực với tốc độ chưa từng thấy trong ít nhất 10.000 năm qua, Philip Higuera, nhà sinh thái học về hỏa hoạn tại Đại học Montana, Mỹ, chia sẻ: “Tôi không lấy làm ngạc nhiên, đây là tất cả những điều chúng tôi đã dự đoán trong hàng chục năm qua. Số lượng các khu vực tiến gần và vượt quá điểm đảo chiều này có khả năng tăng lên trong khi khí hậu tiếp tục ấm lên ở những thập niên tới”. Ông Higuera giải thích, trên khắp Bắc Cực, thông điệp để ghi nhớ là có những ngưỡng đặc trưng riêng mà khi vượt qua ngưỡng đó, chúng ta sẽ bắt đầu thấy lãnh nguyên cháy - nó giống như công tắc nhị phân hay thuyết âm dương.

Một điểm đảo chiều quan trọng, ông nói, là nhiệt độ trung bình tháng 7 trong khoảng 30 năm là 13,4oC. Đa phần lãnh nguyên Alaska đã tiến gần đến ngưỡng này trong khoảng thời gian từ năm 1971-2000, khiến nó đặc biệt nhạy cảm với khí hậu nóng lên.

►Giá dầu Mỹ lên cao nhất 7 tháng do cháy rừng tại Canada

►Giá dầu tăng khi lo ngại về thừa cung lắng dịu