Thứ Năm | 25/07/2013 06:53

Cẩm nang giao tiếp khi kinh doanh ở nước ngoài

Dùng bữa ở Trung Quốc, nên khen đồ ăn với chủ tiệc. Nếu hài lòng chuyện kinh doanh, đừng giơ ngón tay trỏ với người Iran vì nó có nghĩa "cút đi".
Chú ý giao tiếp bằng mắt
m

Ở Trung Đông và Pháp, khi đối tác kinh doanh nhìn chằm chằm vào mặt bạn, điều đó là hoàn toàn bình thường. Bạn không cần cảnh giác trong trường hợp này hay "lo sợ" mình sẽ bị người nhìn tán tỉnh. Khoảng cách giao tiếp bằng mắt giữa bạn và người đối diện càng gần thì hiệu quả giao tiếp càng tốt. Tuy vậy, nên tránh điều này nếu bạn ở Anh.

Nhận rượu

l

Đừng từ chối một ly vodka khi đối tác kinh doanh người Nga mời. Ở Nga, hành động từ chối rượu bị xem là một trong những cách phá hỏng các mối quan hệ làm ăn hoặc bị xem là thất kính.

Ở Anh, tối thứ Sáu hàng tuần là những cuộc nhậu nhẹt của dân công sở hoặc giới kinh doanh.

Biếu quà

o

Vấn đề biếu xén quà tặng trong làm ăn ở Trung Quốc khá phức tạp. Món quà, người biếu quà, người được biếu và cách biếu nên kín đáo, nếu không sẽ dễ bị nhầm từ biếu xén sang hối lộ. Người biếu không nên bọc món quà màu vàng, trắng, đen hay xanh. Thiệp đi kèm quà cũng không được phép viết bằng chữ màu đen - người Trung Hoa quan niệm đen là màu chết chóc.

Không nên tặng quà là dao hoặc kéo - những món đồ mang ý nghĩa cắt duyên hoặc ác ý. Người biếu cũng nên tránh tặng đồng hồ hay khăn tay - biểu tượng của tang lễ và cái chết trong văn hóa Trung Hoa. Doanh nhân Trung Quốc hiện nay khá phổ biến chuyện tặng đồng hồ đắt tiền xa xỉ, nhưng nhìn chung với những ai quan tâm về khía cạnh văn hóa, họ sẽ không chọn đồng hồ làm quà tặng.

Chú ý "cái chân"

l

Nếu bạn có thói quen vắt chéo chân khi ngồi, chú ý không nên để lộ đế giày, chĩa mũi chân vào người đối diện hoặc dùng chân để khều đồ vật ngay trước mắt các đối tác người Thái Lan. Ở Thái Lan, Ấn Độ và một vài quốc gia Trung Âu, những hành động với chân như trên bị coi là xấc xược và thiếu tôn trọng người khác.

"OK" không phải lúc nào cũng "Tốt/Tuyệt"

g

Nhiều người cho rằng nắm tay với ngón cái dựng thẳng là hành động cả thế giới thể hiện thiện ý tốt hoặc tuyệt vời. Nhưng điều này hoàn toàn sai ở Afghnistan, Iran và Iraq. Ở 3 quốc gia này, khi bày tỏ rằng bạn vô cùng hài lòng với điều gì đó, đừng OK kiểu trên, bởi nó hàm ý "Cút/biến đi".
Đụng chạm nhạy cảm


Ở Mỹ hoặc ở phương Tây, đàn ông đụng chạm nhau một cách có chủ ý thường bị xem là bất bình thường hoặc bệnh hoạn; Nhưng điều này hoàn toàn có ý nghĩa tốt đẹp khi ở Ai Cập hoặc châu Mỹ Latin.

Đối tác có thể chạm vào đùi bạn hoặc khách hàng nắm tay/ôm vai/xoa lưng bạn, đó là những biểu hiện đầy thiện ý.

Nói "Không"


Người Úc đánh giá cao những buổi đối thoại thẳng thắn và ngắn gọn. Người Áo thì ngược lại.

Người Áo hiếm khi biểu lộ cảm xúc giận dữ trước đám đông và họ hiếm khi nói từ "không" hay "không có"; Thay vào đó, họ chọn những từ giảm nghĩa như "có thể" hoặc "chưa biết được". Vì vậy, còn tùy thuộc vào nơi bạn có công chuyện kinh doanh là nước nào để nắm rõ lễ nghi đàm phán ở nước đó.

Nói chuyện làm ăn


Ở Canada và Trung Quốc, chủ tiệc khởi xướng câu chuyện kinh doanh sau bữa ăn là hành động mang tính lễ nghi.

Khi đi ăn với đối tác ở Trung Quốc, bạn nên có lời khen về đồ ăn được phục vụ trong bữa ăn đó; Nếu không chú ý điều này, bạn dễ bị xem là thô lỗ hoặc thiếu lịch sự. Và một điều quan trọng, không nên ăn hết phần ăn của mình, vì nếu thấy đĩa ăn của bạn không có đồ ăn thừa, chủ tiệc cho rằng bạn vẫn còn đói và sẽ đưa lên bàn nhiều đồ ăn hơn.

Thời gian là vàng bạc


Khi làm ăn với đối tác người Đức, bạn nên chuẩn bị tinh thần đợi, và đợi. Người Đức có thói quen ra quyết định khá lâu, và vì vậy nhiều giám đốc điều hành người Mỹ xem họ là "thảm họa". Tuy "mang tiếng" về chuyện giờ giấc như vậy, nhưng một khi người Đức đã duyệt điều gì thì mọi thứ sau đó hoạt động vô cùng trôi chảy và nhanh chóng.

Giữ bí mật



Ở vương quốc Anh, nếu đối tác kinh doanh chạm vào mũi của chính người đó trong buổi nói chuyện, thì đây là dấu hiệu bạn nên giữ mọi thông tin trong cuộc đối thoại bảo mật.

Mặc cũng "ra chuyện"


Khi đi công tác ở Ấn Độ, bạn nên để thắt lưng, giày và túi xách bằng chất liệu da ở nhà. Đa số người Ấn theo đạo Hindu, họ sùng bái, xem bò là con vật linh thiêng, vì vậy việc dùng các món đồ da là xúc phạm tín ngưỡng ở đây.

"Bắt mối" ở mọi nơi


Người làm kinh doanh ở Tây Ban Nha có thói quen bắt chuyện hoặc làm quen ngay tại bàn ăn hoặc các bữa ăn trong ngày.

Bắt "tay sạch"


Nếu là người thuận tay trái, bạn nên chú ý khi có công chuyện kinh doanh ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập. Giải pháp ở đây là bạn nên tạm thời chuyển qua dùng tay phải. Người Ả Rập coi tay trái là không sạch, mọi hoạt động ăn uống và giao tiếp với tay phải được thực hiện bằng tay phải.

Nguồn Inc./Dân Việt


Sự kiện