9 điều người giàu chọn làm, người nghèo không
Nhưng một điểm đáng chú ý là trong số những người giàu nhất thế giới có đến 69 người gây dựng từ hai bàn tay trắng. Hãy lấy Warren Buffet làm ví dụ. Ông lớn lên từ một gia đình bậc trung, nhưng tham giao vào thế giới kinh doanh và đầu tư từ khi còn rất trẻ.
Giờ đây, Buffet có tài sản trị giá 72,3 tỷ USD. Không ai cho ông tiền bạc cả. Ông tự kiếm lấy vì ông luôn hành động như những người giàu và tránh những điều mà người nghèo thường làm.
Dưới đây là một số việc người giàu thường làm trong khi người nghèo lại không.
1. Người giàu tin vào quy luật thu nhập
Người giàu tin rằng họ được hưởng đúng giá trị họ cống hiến và mang lại cho thị trường. Nói cách khác, nếu họ là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra sản phẩm mà gần như ai ai trên thế giới này đều muốn/cần, họ phải được trả công xứng đáng.
Hãy lấy câu chuyện về người phát minh ra gương chiếu hậu có khả năng tự làm mờ - sản phẩm được lắp đặt ở hầu hết xe ôtô tại Mỹ. Bạn có nghĩ việc trả cho người phát minh này 15 USD cho mỗi giờ phát minh ra sản phẩm trên là công bằng? Hay vì sản phẩm của ông là một thành công đáng khâm phục, có lẽ ông xứng đáng được nhận một phần số tiền từ mỗi sản phẩm bán được? Hẳn là lựa chọn thứ 2 sẽ hợp lý hơn.
Người nghèo tin rằng chúng ta nên được trả mức lương bằng nhau, bất kể lượng sản phẩm làm ra khác nhau như thế nào. Với tư tưởng này, những cải tiến sẽ không có đất sống và người nghèo vẫn cứ nghèo và đáng lưu ý rằng những người khác cũng sẽ nghèo như họ.
2. Người giàu chú trọng vào cơ hội chứ không phải trở ngại
Xưa kia, có một người bán giày ở một quốc gia xa xôi nọ, cố gắng bán giày cho người bản xứ. Vấn đề duy nhất ở đây là không ai ở đất nước này đi giày, do vậy, công việc bán hàng vô cùng khó khăn. Không lâu sau, người bán giày bỏ cuộc và quyết định rời khỏi đất nước này.
Trên con đường rời bỏ, ông gặp một người bán giày khác và nói "Đừng phí công vào thị trấn này làm gì. Người dân ở đây thậm chí còn chẳng thèm đi giày”. Nhưng thật ngạc nhiên, người bán giày thứ hai lại nói với ánh mắt sáng lên “Không ai có giày à? Thế thì tôi có thể bán giày cho tất cả mọi người! Thật là một cơ hội hiếm hoi để khai phá một thị trường sơ khai!”.
Mấu chốt của vấn đề là cách nhìn. Người nghèo thường nhìn chỉ thấy trở ngại và nhanh chóng bỏ cuộc. Trong khi đó, người giàu nhìn ra cơ hội và dám thử những điều người khác thậm chí còn không dám mơ.
3. Người giàu kết giao với những người tích cực và thành công
Người giàu hiểu rõ rằng thái độ là tất cả. Nếu họ tiếp tục bè bạn với những người luôn ca thán về thời tiết, chính phủ làm ăn kém hiệu quả và luôn bi quan về tình hình kinh tế, họ cũng có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, nếu kết giao với những cá nhân luôn nói về thành công, cơ hội hay những điều tích cực trong cuộc sống, nhiều khả năng họ sẽ thấy một viễn cảnh hoàn toàn khác về thế giới!
Thay vì nghĩ rằng thế giới thật kinh khủng và thật khó có thể sống được, người giàu lại cho rằng đây là mảnh đất chứa đựng thành công và cơ hội. Một ví dụ điển hình là suy nghĩ của người dân Mỹ với người nhập cư vào Mỹ.
Cơ hội trở thành triệu phú của nggười nhập cư vào Mỹ cao gấp 4 lần so với người sống và trưởng thành tại Mỹ. Lý do chính? Trong khi người Mỹ phàn nàn về cuộc sống xứ cờ hoa, người nhập cư lại coi đây là mảnh đất đầy cơ hội.
4. Người giàu sẵn sàng tự đề cử bản thân và giá trị
Người giàu không ngần ngại nói cho bạn biết họ giỏi thế nào, và hầu như họ không hề phóng đại. Đó là sự thật. Người nghèo có thể giỏi nhiều thứ, nhưng họ thường tự hạ thấp bản thân mình, hoạc vì họ suy nghĩ tiêu cực hoặc họ không tự tin.
Do vậy, người nghèo thường cho rằng kỹ năng của họ chỉ là - không gì cả. Nếu bạn muốn có chút tiền của, bạn phải học cách trở thành người bán hàng tốt và ít nhất phải biết tạo thương hiệu và giá trị của bản thân.
5. Người giàu vượt lên trên mọi vấn đề
Người nghèo khi gặp khó khăn, sẽ đổ lỗi rằng đó là vận đen và ngừng nỗ lực. Người giàu đi sâu tìm hiểu vấn đề và có thể “vò đầu bứt tai” một thời gian, nhưng họ không bỏ cuộc. Họ sẽ làm việc và làm việc cho đến khi tìm gia giải pháp để đạt được thành công.
Một mảnh đất được rao bán và được phận hạng là "nhà ở". Nhiều nhà đầu tư trong khu vực hiểu rằng giá trị của mảnh đất cao hơn 25 lần so với giá bán nếu có thể sử dụng cho mục đích thương mại. Nhiều người đã cố gắng thay đổi nhưng vẫn thất bại và giá bán của mảnh đất này giảm đi trông thấy.
Nhưng rồi một phụ nữ dũng cảm đã chấp nhận thách thức này. Bà mua mảnh đất nói trên, thuê một đội ngũ luật sư và sau vài tháng nỗ lực và làm việc vất vả, bà đã biến mảnh đất này thành phục vụ mục đích thương mại. Sau khi trừ đi chi phí cho nhóm luật sư, bà vẫn thu về khoản đầu tư cao hơn 20 lần số tiền bỏ ra. Bằng cách đối diện và giải quyết vấn đề, bà đã trở nên dư dả.
6. Người giàu luôn nghĩ “cả hai”, người nghèo thì nghĩ “hoặc cái này hoặc cái kia”
Các nhà kinh tế học đã đưa ra thuật ngữ “chi phí cơ hội” từ rất lâu rồi. Nói một cách đơn giản, chi phí cơ hội là khoản bị mất đi khi chọn một quyết định và do đó phải bỏ qua các quyết định khác. Nói cách khác, nếu bạn có 5 USD và mua cây kem giá 5 USD, khi đó bạn sẽ không thể mua kẹo cao su dù bạn cũng muốn.
Đây cũng là cách nghĩ của người nghèo. Họ có một khoản tiền nhất định và nghĩ rằng hoặc chi cho việc này hoặc chi cho việc kia, chứ không phải cả hai. Nghe có vẻ logic, đúng không? Nhưng người giàu chú trọng vào cách họ có thể đạt được cả hai.
Quay lại ví dụ trên. Nếu đưa cho người giàu 5 USD. Họ muốn có cả kem và gói kẹo cao su, nhưng thay vì nghĩ hoặc cái này hoặc cái kia, họ quyết định thử cả hai. Đề làm điều này, suy nghĩ của người giàu là không mua kẹo cao su và cũng không mua kem ngay từ đầu. Thay vào đó, họ có thể mua 24 chai nước với giá 5 USD. Họ đi xuống phố, bán những chai nước này cho người đi đường với giá 50 cent và thu về 12 USD. Giờ đây, họ có thể thưởng thức cả kem và kẹo cao su và vẫn còn dư ra 2 USD!
Tư tưởng của người giàu là “cả hai” chứ không phải "hoặc cái này hoặc cái kia".
7. Người giàu chú trọng vào giá trị ròng, không phải thu nhập
Người nghèo thường nói về tiền lương theo giờ, trong khi người giàu biết rằng thu nhập theo giờ không quan trọng bằng giá trị ròng của một cá nhân nào đó. Mọi người có thể kiếm được nhiều tiền theo giờ, nhưng nếu họ không học cách giữ tiền, rốt cuộc họ vẫn sẽ khánh kiệt. Người giàu biết rằng giá trị ròng sẽ mang lại nhiều cơ hội và tạo ra thêm của cải trong tương lai.
8. Người giàu luôn học hỏi và tiến bộ
Nhiều đứa trẻ ngày nay nghĩ rằng chúng có thể học hành thật chăm chỉ để có được bằng cấp và sau đó chúng sẽ không phải đọc thêm bất kỳ quyển sách nào nữa. Chúng có thể biến giấc mơ đó thành hiện thực, nhưng có thể chúng mãi mãi nghèo.
Người giàu luôn khao khát kiến thức vì họ biết rằng càng học nhiều bao nhiêu, khả năng thành công của họ càng lớn bấy nhiêu. Một triệu phú trung bình đọc một cuốn sách đời thật mỗi tháng vì họ muốn trở thành người mà họ mong muốn. Một kẻ khánh kiệt sẽ không đọc gì hết và sẽ không bao giờ thay đổi.
Người giàu không ngừng học hỏi và tiến bộ, còn người nghèo thì nghĩ họ biết rồi.
9. Người giàu không ngại chọn con đường chông gai
Người nghèo thường vẫn nghèo vì họ luôn lựa chọn con đường dễ dàng, cho đến khi họ rơi vào cảnh khốn cùng. Chẳng hạn, một người có lựa chọn làm việc tại cửa hàng tạp hóa địa phương với thù lao 8 USD/giờ và có thể học hỏi từ một thương nhân tài ba - chủ cửa hiệu.
Nhưng thay vào đó, người này quyết định rằng 8 USD/giờ là dành cho những kẻ ngốc nghếch và họ bắt đầu buôn bán chất gây nghiện với thù lao 200 USD/giờ. Con đường khó khăn có thể biến họ trở thành doanh nhân thành đạt, nhưng thay vào đó họ lựa chọn một con đường dễ dàng và rốt cuộc rơi vào nghiện ngập và tù tội.
Người giàu không ngại chọn con đường đầy chông gai bởi họ luôn có tầm nhìn dài hạn. Cuộc sống hiện tại có thể khó khăn, nhưng họ vẫn biết hành động của họ hôm nay có thể mang lại những lợi ích to lớn trong tương lai, do vậy, họ vẫn tiếp bước và hướng đến “giải thưởng tương lại”.
Bằng cách luôn chú trọng và làm những điều người giàu vẫn làm, rất nhiều người cũng trở nên giàu có và thành công.
Nguồn NDCT/Business Insider