7 bí quyết giúp bạn xuất hiện tự tin hơn
Thật không may, phần lớn chúng ta không cảm thấy tự tin 100% vào những thời điểm quan trọng và khi chúng ta cảm thấy tự tin, đó lại không phải là thời điểm giúp chúng ta thành công.
Trong cuộc đàm thoại, có nhiều bí quyết bạn có thể sử dụng để giúp biến ngôn từ của bạn trở nên mạnh mẽ hơn, thuyết phục hơn và để phát biểu trước trước đám đông một cách tự tin hơn. Dưới đây là 7 bí quyết giúp bạn tự tin hơn.
1. Nói chậm hơn
Một số trong chúng ta nói nhanh hơn khi lo lắng. Một số khác bản chất đã là người nói nhanh. Bất kể động cơ, mục đích của bạn là gì, chủ ý hoặc vô thức, nói quá nhanh cho thấy bạn yếu thế hoặc thiếu tự tin.
Hơn nữa, khi nói nhanh, bạn sẽ mắc lỗi hơn trong phát âm và bạn có ít hơn thời gian để suy nghĩ về những từ mình sẽ nói. Tập trung vào nói chậm rãi hơn trong các cuộc đàm thoại cho phép từ ngữ của bạn được kéo dài và giúp làm cho câu cú có ngữ điệu thuyết phục hơn. Thính giả của bạn có thêm thời gian để xử lý từ ngữ bạn dùng và bạn sẽ mắc ít hơn những lỗi cơ bản.
2. Áp dụng thuật ngắt giọng
Sử dụng thuật ngắt giọng là một chiến lược khác giúp bạn nói chậm rãi hơn nhưng bản thân thuật này cũng rất hiệu quả. Sử dụng một cách sáng tạo thuật ngắt giọng giúp tăng ảnh hưởng khi bạn nói. Ví dụ, nếu bạn phát biểu khai mạc một buổi thuyết trình với 8 câu dài và bạn sử dụng dấu lặng sau câu 3, hãy ngắt giọng vài giây.
Việc này sẽ làm tăng trọng lượng cho câu cuối cùng và cho thính giả của bạn đủ thời gian để nghe và xử lý. Việc này cũng giúp bạn có cơ hội tập trung ý nghĩ và chuẩn bị cho phần tiếp theo của bài phát biểu, gia tăng đáng kể trọng lượng lời nói và sự tự tin của bạn.
3. Tránh nhận xét ngẫu nhiên
Trong bối cảnh cho phép sự chuẩn bị như phát biểu trước công chúng, những lời nhận xét ngẫu nhiên có thể chấp nhận được. Bạn có thời gian để chuẩn bị chúng, xác định xem liệu chúng có liên quan hay không và có nên sử dụng hay không.
Tuy nhiên, trong các cuộc đàm thoại tự nhiên hơn, những lời nhận xét ngẫu nhiên tức thì có thể gây hại. Ví dụ, nếu bạn đang ở trong cuộc phỏng vấn xin việc và bạn trả lời câu hỏi một cách trực tiếp, khi đó đề cập đến một câu chuyện liên quan đến một vài điều đã xảy ra với bạn vài năm trước có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang hồi hộp, lo lắng và tìm cách lấp đầy khoảng trống trong cuộc đàm thoại. Thay vào đó, hãy chỉ tập trung vào những gì liên quan trực tiếp mà thôi.
4. Hạ thấp âm lượng
Hãy xem một vài bài phát biểu nổi tiếng nhất trong lịch sử, của các chính trị gia hiện thời và thậm chí của một vài phát thanh viên. Bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết số họ đều có giọng trầm hơn và đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Mọi người đều có xu hướng coi những người có giọng trầm quyền lực hơn và tự tin hơn. Bạn có thể cố gắng luyện tập phát biểu với giọng trầm hơn. Đừng cố tự ép buộc mình hoặc bạn sẽ khiến giọng nói của bạn mất tự nhiên, nhưng nếu bạn làm cho giọng nói trầm hơn, sẽ có sự khác biệt thực sự.
5. Cải thiện dáng điệu
Ngôn ngữ cơ thể có vai trò quan trọng như ngôn từ bạn sử dụng trong cuộc đàm thoại. Bất kể bạn ngồi hay đứng trước thính giả, hãy cố gắng cải thiện dáng điệu của bạn. Hãy đứng hoặc ngồi thẳng lưng và giữ đầu ngẩng cao. Điều này sẽ giúp trông bạn “to lớn” hơn và tự tin hơn và cũng giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Hơn nữa, việc này giúp bạn giữ thẳng cơ thể, do vậy, bạn có thể hít thở và phát biểu hiệu quả hơn. Tạo dáng cần nhiều thời gian và công sức, do vậy, hãy tập luyện từ trước.
6. Khoa tay múa chân
Khoa tay múa chân – hành động sử dụng bàn tay và cánh tay nhằm nhấn mạnh hoặc tăng sức mạnh cho lời nói – là một chiến lược khác về ngôn ngữ cơ thể. Những người nói sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt trong khi phát biểu thường được coi là tự tin hơn và quyền lực hơn.
Rõ ràng, những cử chỉ bàn tay khác nhau có thể đánh tín hiệu về những điều khác nhau, và nếu bạn chỉ đơn giản vẫy tay một cách cẩu thả trước mặt người nghe, việc này có thể khiến bạn mất kiểm soát. Thay vào đó, hãy tập trung vào dành cử chỉ bàn tay cho những ngôn từ có ảnh hưởng mạnh nhất và cố gắng giữ những hành động này trong tầm kiểm soát chặt chẽ.
7. Nói nhiều hơn
Các cuộc đàm thoại mà quan trọng trong cuộc đời chúng ta - bất kể chúng là các bài thuyết trình hay các cuộc đàm phán làm ăn – khá hiếm. Nhưng điều này không có nghĩa rằng chúng ta không thể chuẩn bị cho các cuộc đàm thoại đầy ý nghĩa trong cuộc sống thường nhật.
Hãy tìm kiếm cơ hội mới để giao tiếp với những người khác bất kỳ khi nào bạn có cơ hội và trong bất kỳ bối cảnh nào. Hãy áp dụng các chiến lược về ăn nói để luyện tập và tập trung vào nâng cao khả năng của bạn. Cách duy nhất để tiến bộ là hành động, do vậy, hãy đăng ký phát biểu trước công chúng khi bạn có thể và trò chuyện với người lạ bất kỳ nơi nào bạn đến.
Cái hay của những bí quyết đàm thoại này là chúng rất thiết thực; có thể sử dụng ở bất kỳ nơi đâu, trong hầu hết bối cảnh khi bạn nói chuyện với một hoặc nhiều người.
Nguồn NCĐT/B.I.