23 nước khuyến cáo đặc biệt về du lịch Thái Lan
Bộ Ngoại giao Thái Lan hôm thứ Ba 26/11 đã thực hiện điềutra 68 nước, trong đó có 23 nước đã cảnh báo khách lữ hành về các cuộc biểutình chính trị ở Thái Lan.
Trong số 23 nước đó có Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc,Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore.
Chỉ có Hàn Quốc cập nhật thông tin cho công dân hôm thứ ba,còn Mỹ, Pháp, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Trung Quốc đã thay đổi thông tincho khách lữ hành hôm thứ hai, theo Bộ cho biết.
Hầu hết 23 nước này đã đưa ra các cảnh báo chung cho côngdân về hoạt động biểu tình đang diễn ra ở Thái Lan. Một số nước có chỉ ra cáckhu vực cụ thể nên tránh, như Hoa Kỳ đề nghị người Mỹ cẩn thận gần các vănphòng chính phủ, Brazil cảnh báo không nên thăm Đại Hoàng Cung và các khu vựcquanh điểm tập hợp biểu tình ở Tượng đài Dân chủ.
Họp thông báo tình hình ở Bộ Ngoại giao
Các nhà ngoại giao của 56 quốc gia và đại diện của 6 tổ chứcquốc tế đã có mặt ở Bộ Ngoại giao hôm thứ ba cho buổi thông báo tình hình chínhtrị. Việc này diễn ra sau khi chính phủ quyết định áp dụng luật An ninh Nội bộ ISA cho tất cả cácquận ở Bangkok và Nonthaburi. Hai quậnBangphli của Samu Prakan và Lat Lum Kaeo của Pathum Thani cũng nằm trongdanh sách.
Sihasak Phuangketkao, thư ký thường trực về ngoại giao, phátbiểu cho biết lý do ISA được áp dụng và hối thúc mọi người không nên làm kinh độngcác khách du lịch sắp tới Thái bằng việc đưa ra các khuyến cáo du lịch không chínhxác.
Ông Sihasak nói 23 quốc gia đã đưa ra các cảnh báo du lịch đặcbiệt không cấm công dân của họ thăm Thái Lan mà chỉ nói người lữ hành nên tránhcác điểm biểu tình.
Phát ngôn viên của phe biểu tình ông Akanat Promphan nói cáccuộc biểu tình sẽ không cản trở khách du lịch đến Thái Lan vì họ thực hiệntrong hòa bình và không vũ khí.
Ông nói người biểu tình sẽ không chiếm đóng hay đóng cửa sânbay Suvarnabhumi để ép chính phủ từ chức. Sân bay này ở quận Bang Phli, cũng nằmtrong danh sách bị áp dụng luật An ninh Nội bộ.
Ông Akanat kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế bao gồm cảLiên Hợp Quốc hãy quan sát các cuộc biểu tình.
Các lãnh đạo biểu tình đã sẵn sàng để giải thích nhu cầu cấpthiết phải chấm dứt “chế độ Thaksin” cho quốc tế để họ hiểu tình hình, ông nói.
Các cuộc biểu tình chính trị ở Thái Lan nổ ra từ chủ nhật 24/11,sang thứ hai đã biến thành chiếm đóng các bộ và cơ quan chính phủ. Đến cuốingày thứ ba 26/11 họ đã chiếm 5 bộ, trong đó có Bộ Tài chính và Ngoại giao, vàvây hãm Bộ Nội vụ. Người biểu tình đã xông vào trong các bộ và cơ quan kháckhông có vũ khí, nói với công chức “về đi” (get out!) và cắt điện nước vào tòanhà. Bên cạnh việc áp dụng luật ISA, thủ tướng Yingluck cam kết trước quốc hội “tuyệtđối không dùng bạo lực với người biểu tình.”
Nguồn Bangkok Post