'Bài ca quả táo' khuấy đảo Trung Quốc
Tự đặt tên nhóm là Chopstick Brothers, Xiao Yang và Wang Taili tuy không phải những người sáng tác, nhưng lại là nhân tố khiếntrở thành một hiện tượng trên toàn quốc.
Trái táo nhỏ ban đầu chỉ đóng vai trò quảng bá cho bộ phim mới được họ phát hành hồi tháng 7 vừa qua. Nhưng kì lạ thay, giai điệu của bài hát đã nhanh chóng ăn sâu vào trong tâm trí người nghe.
Video nhạc (MV) đi kèm ca khúc hiện đã thu hút 50 triệu lượt xem trên các trang web chia sẻ video của Trung Quốc như Sohu, iQiyi và Youku. MV mang màu sắc siêu thực dài 6 phút bắt đầu với một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ vụng về, trước khi chuyển sang cảnh Xiao và Wang khỏa thân trong Vườn Địa Đàng. Sau đó, họ xuất hiện trong nhiều phân cảnh khác nhau, bao gồm việc ăn mặc như nàng tiên cá trên bãi biển hay vào vai những đứa trẻ nông thôn.
Lời bài hát về cơ bản là vô nghĩa, với đoạn điệp khúc xoay quanh câu: "Em là quả táo nhỏ của tôi, em là quả táo nhỏ của tôi". Dù vậy, giai điệu của bài hát vẫn trở nên phổ biến, xuất hiện trên nhạc chuông điện thoại thông minh, được phát tại các trung tâm mua sắm, hộp đêm hay phòng tập thể dục.
MV đã truyền cảm hứng để hàng loạt video ăn theo xuất hiện. Đơn cử như một đoạn video mô tả những người lính nhảy múa theo ca khúc cùng những đứa trẻ sống sót sau trận động đất hồi tháng 8 năm nay, vốn cướp đi sinh mạng của 600 người ở vùng Tây Nam Trung Quốc, đã lập tức trở thành một hiện tượng. Ngoài ra còn có vô số video nghiệp dư khác "ăn theo" bài hát, do các tiếp viên hàng không, cổ động viên, lính cứu hỏa và sinh viên thực hiện.
Một bản video “chế” khác thậm chí còn tổng hợp lời các lãnh đạo thế giới như nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon vào nội dung bài hát.
Thành công của bài hát này đã khiến người ta chú ý hơn tới các Da-Ma, những người phụ nữ lớn tuổi thường tập khiêu vũ vào các buổi sáng và tối mỗi ngày tại các quảng trường trên khắp đất Trung Quốc. Zheng Xiaomin, một người về hưu 76 tuổi ở Bắc Kinh, cho biết hiện tượng nhảy theođã khiến nhiều người Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. "Trong công viên, thường người ta sẽ thấy xấu hổ khi đặt tay lên vai hay hông của bạn nhảy” - Xiaomin nói - "Nhưng điều này không còn là vấn đề nữa kể từ khi có Trái táo nhỏ".
Tuy nhiên, bất chấp lời kêu gọi ủng hộ Trái táo nhỏ trên khắp Trung Quốc, có rất ít khả năng ca khúc sẽ trở thành hiện tượng toàn cầu như Gangnam Style, bản hit nổi tiếng ra mắt hồi năm 2012 của nam ca sĩ Hàn Quốc Psy. Hiện MV của ca khúc trên mạng xã hội YouTube đã cán mốc 2,1 tỷ lượt xem.
Trong khi đó, MV của Chopstick Brothers hiện mới chỉ được hơn 1 triệu lượt người xem trên YouTube . Các chuyên gia cho rằng Xiao Pingguo thiếu các yếu tố phương Tây hóa, từng giúp Psy đạt được thành công.
Ngoài ra nhạc pop Trung Quốc hiện vẫn chỉ phổ biến trong phạm vi biên giới nước này, không giống như K-pop, đã đồng hóa được những khác biệt về gu nghe nhạc, từ đó vươn ra chinh phục Đông Nam Á, Nhật Bản và các khu vực khác nằm ngoài châu Á.
Một yếu tố khác là vẫn “mang giai điệu của loại nhạc disco thịnh hành tại Trung Quốc hồi thập niên 1980 - 1990. Điều này khiến ca khúc không thể cạnh tranh nổi với các bản pop hiện đại tới từ phần còn lại của thế giới. Thậm chí những người mang quan điểm khắt khe như nhà phê bình âm nhạc Trung Quốc Hao Fang còn cho rằng sự phổ biến của Trái táo nhỏ là điều "đáng hổ thẹn cho Trung Quốc'.
Nguồn Thể Thao Văn Hóa