Nước nào là thị trường tiêu thụ vang lớn nhất thế giới?
Theo bạn, năm 2014 thế giới sản xuất bao nhiêu chai vang?
Số liệu mới nhất của International Wine & Spirt Research (IWSR), tổ chức nghiên cứu đồ uống trụ sở tại London, ước tính năm 2013, khoảng 3,2 triệu thùng vang được sản xuất ra, tương đương 38,4 triệu chai – một con số đáng ngạc nhiên. Phần lớn, 54%, là vang đỏ, trong khi vang trắng là 37% và 9% là rosé.
Những ai đã uống số vang này? Câu trả lời nhanh là châu Âu và Mỹ. Nhưng nếu bạn được hỏi về nước tiêu thụ vang số 1, chắc rằng bạn sẽ đoán đó là Pháp. Hoàn toàn sai.
Theo IWSR, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất tính về khối lượng, tiêu thụ 339 triệu thùng vang trong năm 2013, cao hơn so với 296 triệu thùng của Pháp , 288 triệu thùng của Italia, 274 triệu thùng của Đức và 144 triệu thùng của Trung Quốc – nước thụ vàng lớn thứ 5 thế giới. Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ 6 với mức tiêu thụ 133 triệu thùng.
Tiêu thụ vang theo đầu người có lẽ là con số thú vị hơn. Tính theo tiêu chí này, Italia dẫn dầu, tiếp đó là Pháp, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha và Áo. Tính theo giá trị thị trường (những nước chi tiêu nhiều nhất cho rượu vang), tốp 3 gồm Mỹ, Pháp và Vương quốc Anh. IWSR dự đoán đến năm 2018, giá trị thị trường của 2 nước dẫn đầu, Mỹ và Anh, tương ứng sẽ đạt 33,2 tỷ USD và 17,1 tỷ USD.
Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các thị trường truyền thống như Mỹ và Anh trong bối cảnh các nhà sản xuất vang đang nỗ lực thâm nhập thêm các thị trường mới ở châu Á.
Humphrey Serjeantson, nhà phân tích cao cấp tại IWSR, cho biết, Mỹ là thị trường rượu vang lớn nhất thế giới và tiếp tục giữ vị trí này cho đến năm 2018.
Đức dẫn dầu về tiêu thụ rượu sủi bọt (sparkling wine) với 46 triệu thùng rượu sâm panh trong năm 2014, vượt qua Pháp với 30 triệu thùng và Nga 26 triệu thùng. Mỹ xếp thứ 4 với 18 triệu thùng và Anh thứ 5 với 11 triệu thùng – không thể tin nổi nếu xét đến sự khác biệt về dân số giữa 2 nước này.
Tuy Mỹ và châu Âu hiện đang dẫn đầu về tiêu thụ vang, song ông Serjeantson dự đoán tiêu thụ của 2 thị trường này sẽ giảm do những thay đổi về lối sống, nhất là ý thức về uống rượu khi lái xe.
Trong khi đó, Trung Quốc đang là ngôi sao mới nổi với tiêu thụ vàng giai đoạn 2009-2013 tăng trưởng 69% và dự báo tăng 25% giai đoạn 2014-2018. Đây thực sự là tin tốt lành với các nhà sản xuất rượu vang.
Nguồn DVO/WSJ
Nguồn DVO/WSJ