8 mẫu người không bao giờ có thể khởi nghiệp
Rất nhiều doanh nhân mất tinh thần khi bạn bè nói với họ những câu đại loại như “tôi thậm chí có ý tưởng tốt hơn mà sẽ thay đổi thế giới và một ngày nào đó tôi sẽ nổi tiếng để bắt đầu khởi nghiệp”.
Marty Zwilling, người sáng lập và CEO Startup Professionals - công ty chuyên cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho những người khởi nghiệp và chủ doanh nghiệp nhỏ - tự hỏi điều gì quan trọng hơn đối với những doanh nhân nói trên vì khởi nghiệp của họ thường không bao giờ hiện thực hóa.
Với chi phí để trở thành doanh nhân ngày nay rất thấp, lời biện hộ phổ biến “thiếu vốn” không nhận được sự cảm thông của Marty Zwilling.
Mọi người có thể xây dựng trang web thương mại điện tử với những công cụ miễn phí, ứng dụng điện thoại thông minh vào thời gian rảnh rỗi và sử dụng hình thức tài trợ đám đông để né tránh nguồn vốn từ mạnh thường quân và các khoản phạt vốn mạo hiểm. Chắc chắn phải có vài điều gì đó cản trở mọi người.
Vậy, nếu bạn có ý tưởng tuyệt vời và nguồn vốn không phải là thách thức lớn, đây là lý do thực sự khiến thế giới tràn ngập những doanh nhân “cố gắng có chân trong một nhóm nào đó” nhưng chưa bao giờ cố gắng khởi nghiệp?
Theo Marty Zwilling, có ít nhất 8 mẫu người không nên khởi nghiệp:
1. Luôn thích mơ mộng nhưng không bao giờ thực hiện
Có nhiều người thường tự gọi họ là “người nhiều ý tưởng”, thường thích nói về tầm nhìn và để việc thực hiện cho vài người khác. Ý tưởng làm giàu luôn có, nhưng phần khó khăn là làm sao biến giấc mơ đó thành doanh nghiệp có lợi nhuận.
2. Không sẵn sàng hoặc không thể có được kỹ năng kinh doanh
Một ngộ nhận phổ biến là kỹ năng kinh doanh, giống như khoa học tên lửa, chỉ có thể học được trong lớp học hoặc phòng nghiên cứu thí nghiệm. Trong thế giới ngày nay, với sự phát triển không ngừng của internet và khả năng kết nối tuyệt vời, tự học trực tuyến luôn sẵn có và hiệu quả hơn.
3. Sợ hãi một cách vô lý thất bại hoặc bối rối
Mọi người đều có một vài nỗi sợ hãi không tên và đó là điều tốt để sống sót. Các doanh nhân thành công là những người vượt qua được nỗi sợ hãi và quản lý một số rủi ro và thất bại như một phần trong quá trình học tập. Những người khác nản lòng trước nỗi sợ của họ, né tránh rủi ro và không bao giờ bắt đầu.
4. Sợ hãi phi lý với thành công
Chúng ta có lẽ đã thấy nhiều người sắp sửa thành công - những người dường như cố tình làm giảm động lực của họ - thất bại ngay gần đường vạch đích. Tất nhiên, thành công quá sớm có thể giết chết doanh nghiệp, nhưng những doanh nhân thực thụ chắc chắn rằng họ có thể trưởng thành và học hỏi từ thành công giống như họ có thể học hỏi từ thất bại.
5. Luôn theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo hơn là chủ nghĩa thực dụng
Những nhà phát minh tài năng chỉ làm trong một lĩnh vực công nghệ suốt 20 năm và vẫn muốn nghiên cứu thêm để đảm bảo tính hoàn hảo trước khi bán sản phẩm. Trong một thị trường thay đổi nhanh như ngày nay, sự hoàn hảo là một mục tiêu phù du và không thực tế. Những người thực dụng tạo ra sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP), thử nghiệm sản phẩm này trên thị trường và làm lại để đạt được thành công.
6. Không thể duy trì trọng tâm và chống lại sự sao nhãng
“Trọng tâm” là chìa khóa để thành công đối với một doanh nhân. Một doanh nghiệp cố gắng làm quá nhiều sản phẩm cho quá nhiều thị trường sẽ có thể không tinh thông bất kỳ lĩnh vực nào và khiến khách hàng tiềm năng thất vọng. Trọng tâm ở đây nghĩa là luôn duy trì sự ưu tiên và biết điều gì là quan trọng.
7. Luôn biện hộ thay vì nhận trách nhiệm
Biện hộ là những nỗ lực hợp lý hóa sự thất bại sau sự việc hoặc lý lẽ bào chữa cho việc không bao giờ bắt đầu. Đặc điểm rõ nhất của một doanh nhân thực sự là chấp nhận rằng “mọi chuyện dừng ở đây”. Luôn có biện pháp thay thế và tính sáng tạo để vượt qua bất kỳ trở ngại nào.
8. Đơn giản không phải là người có thể tự khởi nghiệp, nhà lãnh đạo hay người ra quyết định
Có nhiều sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp, nhiều người chờ người khác bảo họ phải làm gì và nhiều người chỉ thích tìm lỗi và cho rằng mình là nạn nhân. Khi bạn chấp nhận cuộc sống của doanh nhân, đó là lúc bạn tự thiết lập tốc độ, duy trì trạng thái tích cực, trở thành hình mẫu và dẫn dắt đà phát triển.
Nếu bạn muốn ai đó quyết định thay bạn, gánh rủi ro và trách nhiệm khi thực hiện công việc, khi đó “ngày vinh quang” sẽ không bao giờ dành cho bạn.
Phan Nguyễn
theo Entrepreneur