Là một quốc gia nổi bật ở Scandinavia, Na Uy được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp và sự quyến rũ, chưa kể đến một nền kinh tế giàu có. Ảnh: Finance Online.

 
00:00
    Mai Nam Thứ Tư | 20/10/2021 16:45

    7 quốc gia từ nghèo nàn nắm được “tấm vé đổi đời” để trở nên giàu có

    Một số quốc gia giàu có đã phải vật lộn để đạt được những kết quả mà chúng ta thấy ngày nay.

    Theo The Richest, một số quốc gia giàu có ngày nay đã bắt đầu con đường của họ bằng việc vượt qua những khó khăn và điều kiện sống tồi tệ. Đến một ngày, vận may đã đến với những quốc gia này và họ trở nên giàu có, trở thành nơi đáng sống với nhiều người. Dưới đây là danh sách 7 quốc gia điển hình:

    1. Na Uy

    Một trong những quốc gia giàu có nhất vùng Scandinavi đã trải qua thời kỳ khó khăn trong quá khứ. Vào thế kỷ 19, người dân sống trong điều kiện khó khăn khi làm việc trong các ngành đánh bắt cá và nông nghiệp. Tuy nhiên, từ thế kỷ 20, chính phủ quyết định phát triển ngành công nghiệp thủy điện và điều này làm tăng GDP, giúp thay đổi cả quốc gia.

    Công nghiệp hóa đã đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, với các hoạt động như thăm dò tài nguyên thiên nhiên và dầu khí, đánh bắt và đóng góp phần lớn vào nền kinh tế. Ảnh: TL.
    Công nghiệp hóa đã đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, với các hoạt động như thăm dò tài nguyên thiên nhiên và dầu khí, đánh bắt và đóng góp phần lớn vào nền kinh tế. Ảnh: TL.

    Ngay cả sau Chiến tranh Thế giới, Na Uy phải nhận viện trợ từ Mỹ, giúp đất nước đứng vững. Dường như Na Uy đã trúng một tấm vé may mắn nhờ vào trữ lượng dầu ở Biển Bắc năm 1969. Khi giá dầu tăng trong những năm 1970, GDP của Na Uy thậm chí tăng cao hơn. Giờ đây, nước này phát triển thành một quốc gia có nhiều phúc lợi xã hội với mức sống cao.

    2. Tây Ban Nha

    Từng là quốc gia nông nghiệp, Tây Ban Nha đã phải trải qua nội chiến khốc liệt vào năm 1930. Đất nước này đã chịu sự cai trị của nhà độc tài Francisco Franco, người khiến nền kinh tế thụt lùi nhiều thập kỷ.

    Đến những năm 1940 – 1950 - giai đoạn tồi tệ đối với Tây Ban Nha, nước này đã phải đóng cửa, không cho phép nhập khẩu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng, tăng trưởng âm và đồng tiền mất giá.

    Tuy nhiên, đến năm 1959, nền kinh tế đã được tự do hóa. Công nghiệp hóa bắt đầu và du lịch bùng nổ. Kỷ nguyên độc tài kết thúc vào năm 1975 và năm 1986 Tây Ban Nha gia nhập EU.

    3. Luxembourg

    Luxembourg đã vượt qua đại dịch tốt hơn hầu hết các nước láng giềng châu Âu. Ảnh: TL.
    Luxembourg đã vượt qua đại dịch tốt hơn hầu hết các nước láng giềng châu Âu. Ảnh: TL.

    Vốn là quốc gia nhỏ bé nằm trong top những nước giàu nhất thế giới, Luxembourg đã từng có một quá khứ đầy khó khăn. Hồi thế kỷ 19, khoảng 80% dân số sống trong điều kiện nghèo nàn và chỉ làm nông nghiệp. Người dân thường đi tìm kiếm cơ hội sống tốt hơn ở nước ngoài. Nhưng tất cả đã thay đổi khi trữ lượng quặng sắt được phát hiện.

    Ngành công nghiệp thép bắt đầu phát triển, các hầm mỏ và nhà máy được xây dựng. Thậm chí Luxembourg còn trở thành nhà sản xuất thép dẫn đầu châu Âu. Điều này mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân và một cuộc sống mới khởi sắc.

    Trong những năm 1960, các ngành khác cũng phát triển sôi nổi, như ngân hàng và các ngành sản xuất tiên tiến. Ngày nay, quốc gia nhỏ bé ở châu Âu này là một trong những nước giàu nhất thế giới. GDP có thể đạt tới 68,50 tỉ USD cho đến cuối năm 2021.

    4. Thụy Sĩ

    Là quốc gia ở châu Âu có điều kiện sống cao nhất châu lục nhưng nước này từng ở dưới đáy của khó khăn. Vì có địa hình đồi núi, Thụy Sĩ không thể phát triển và ngành công nghiệp tương đối sơ khai.

    Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 19, nền kinh tế nước này bắt đầu phát triển, đặc biệt là ngành du lịch và ngân hàng. Một thứ tài sản khác nữa là nhờ chính sách trung lập nổi tiếng. Điều này giúp Thụy Sĩ thoát khỏi hai trận thế chiến. Hơn thế nữa, Thụy Sĩ còn phát triển nhờ vào cho vay ngân hàng và xuất khẩu vũ khí.

    5. Ireland

    Vào những năm 1990, GDP bình quân đầu người của Ireland chỉ là 14.000 USD. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và lạm phát, người dân phải sống trong điều kiện nghèo nàn. Tuy nhiên, giai đoạn không mấy sáng sủa trên đã kết thúc vào cuối những năm 2000 với khoảng thời kỳ "Celtic Tiger".

    Ireland là một trong những thiên đường thuế doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Ảnh: TL.
    Ireland là một trong những thiên đường thuế doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Ảnh: TL.

    Từ năm 1995 - 2007, nền kinh tế của Ireland phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,4%. Khoảng thời gian bùng nổ này nhờ vào đầu tư nước ngoài, tư cách thành viên của EU và trợ cấp.

    Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia này. Nhưng nhờ vào vốn đầu tư nước ngoài và chi tiêu tiêu dùng tăng, kinh tế của Ireland đã nở rộ. Ngày nay, Ireland là một nơi hấp dẫn để kinh doanh.

    6. Hàn Quốc

    Hàn Quốc đã từng trải qua cuộc nội chiến năm 1950 và từng bị Nhật chiếm đóng. Khi chiến tranh kết thúc, Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất được thực hiện vào năm 1962, dẫn tới việc công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Thời gian này bắt đầu có sự nổi lên của Samsung và LG. Nhờ đó, ngành công nghiệp thép và điện tử phát triển và kéo theo trình độ kinh tế cao.

    7. Saudi Arabia

    Được thành lập năm 1932, Saudi Arabia là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nền kinh tế của quốc gia này hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập từ nông nghiệp và từ những người hành hương Hồi giáo.

    Kể từ năm 1938, mọi thứ đã thay đổi mạnh mẽ khi trữ lượng dầu mỏ được phát hiện. Khi giá dầu tăng vào năm 1973, quốc gia này trở nên giàu có hơn. Thậm chí khi giá dầu giảm, Saudi Arabia phải trả nợ nước ngoài, người dân vẫn được sống trong điều kiện tốt cho đến ngày nay.

    Có thể bạn quan tâm:

    Chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam xếp thứ hai thế giới về mức độ lạc quan