5 bức họa phụ nữ nổi tiếng mọi thời đại
"The Birth of Venus" (1483)
Thế nhưng, danh họa Sandro Botticelli cũng không tránh khỏi rung động trước vẻ đẹp kiều diễm của nàng Simonetta và đã liên tục mời nàng làm người mẫu cho nhiều tác phẩm của mình. Mối tình tay ba giữa người nghệ sĩ tài hoa và nhà quý tộc với một thiếu nữ có sắc đẹp khuynh thành đã được dân chúng thêu dệt nên bao điều ly kỳ và chính vì thế mà những bức họa Sandro Botticelli vẽ Simonetta càng trở nên nổi tiếng.
Chủ đề của "The Birth of Venus" đến từ một huyền thoại về sự ra đời của nữ thần Venus - vẻ đẹp hoàn hảo từ lúc sơ khai. Không ít người cho rằng mối tình si đã khiến Sandro Botticelli hoàn thành kiệt tác này một cách xuất thần, chính nàng Simonetta đã truyền cảm hứng cho cả sáng tạo lẫn nét vẽ của ông.
Cho đến này nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa vẫn cuốn hút và thách thức đối với các chuyên gia và cả những người đã từng chiêm ngưỡng nó. Mọi nỗ lực lí giải ẩn ý sau nụ cười này đều vô nghĩa.
Đã có không ít cuộc khẩu chiến và bút chiến đã nổ ra xung quanh bức họa tuyệt tác này. Trong tranh, đôi mắt nàng Mona Lisa "cười" kiêu sa, mãn nguyện nhưng khóe miệng nhếch mép có toát lên chút nghiêm nghị, lo lắng. Không ít người xem thừa nhận rằng nhìn ngắm bức họa này khiến họ mắc ảo giác không biết người đẹp trong tranh đang vui hay buồn, thanh thản hay lo lắng.
"The Creation of Eve" (1508 - 1512)
Đến nay, bức bích họa vẫn còn tại nhà nguyện Sistine và thu hút rất đông du khách khắp nơi trên thế giới. Người ta tự hỏi tại sao Michelangelo "dám" vẽ hình khỏa thân trong Kinh Thánh và dám bảo vệ nghệ thuật chân chính mặc cho xã hội bấy giờ xem đó là "sự xúc phạm"?
Đối với Michelangelo, nghệ thuật khỏa thân không có tội. Tác phẩm của ông như một tuyên ngôn rằng Thiên Chúa tạo ra con người vốn không hề có quần áo bên ngoài, vậy tại sao không thể hiện đúng bản chất sự thật ấy? Thời gian trôi qua đã khẳng định rằng "The Creation of Eve" của Michelangelo xứng đáng được vinh danh muôn đời.
Hình ảnh thiếu nữ trong "The Girl of Chemise" mong manh với chiếc áo ren trắng, phảng phất nét u buồn trên khuôn mặt đang vẻ xuân thì. "Nghệ thuật vị nhân sinh" là dụng ý lớn nhất mà Picasso gửi gắm qua các tác phẩm cũng như cả cuộc đời họa sĩ của mình. Bức họa ra đời trong khoảng thời gian tuyệt vọng, không lối thoát của Picasso. Một trong số người tình của ông đã tự sát trong garage vài năm sau khi Picasso qua đời năm 1970.
Có nhiều huyền thoại xoay quanh về bức tranh hơn 100 tuổi này: Người ta đồn đoán, trong nhiều lần vận chuyển của các chuyến trưng bày, "Whistler's Mother" thường không bao giờ đến nơi đúng giờ như dự kiến trước đó dù có được tính toán và chuẩn bị chu đáo đến thế nào đi chăng nữa. Người ta còn suy luận rằng bà Whistler lúc đầu được yêu cầu phải đứng làm mẫu nhưng rồi bà quá mệt mỏi và ngồi xuống, nên bức tranh mới mang vẻ đẹp lạ lùng và khó hiểu như vậy.
Bức tranh thường được nhắc đến như biểu tượng về người mẹ, đôi lúc lại là biểu tượng của thị phi và châm biếm. "Whistler's Mother" được xem là bức tranh tiêu biểu nhất cho một trào lưu rất thịnh hành ở Mỹ vào thế kỉ XIX: Những người đàn ông trong gia đình thường bày tỏ tình cảm hay lòng biết ơn với mẹ, vợ bằng cách phác họa hình ảnh của họ bằng nét cọ rồi treo trong nhà. Các bức họa ấy đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh những giá trị lịch sử của gia đình cũng như xã hội Mỹ lúc bấy giờ.