Thái Bình Thứ Tư | 06/12/2017 16:09

10 sáng kiến ​​y khoa làm thay đổi cuộc sống

Những tiến bộ công nghệ y học nhiều năm qua làm cho nhiều người cảm thấy như thể chúng ta đang sống trong một bộ phim viễn tưởng khoa học.

Nghiện smartphone ảnh hưởng tới não

Y học đang trải qua một sự thay đổi mô hình sâu sắc, và có nhiều đổi mới hơn nữa. Cùng Bright Side tìm hiểu những thay đổi này trong tương lai.

10. Giải phẫu học Holographic (một kỹ thuật cho phép ánh sáng tán xạ từ một vật thể được ghi lại và sau đó tái tạo lại hình ảnh 3 chiều trong một chùm tia laser).

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Microsoft đang nghiên cứu một loại kính đeo có tên là HoloLens. Loại kính này có chức năng cung cấp thông tin kỹ thuật số lên màn hình bên ngoài. Hãy tưởng tượng tương lai, các bác sĩ giải phẫu con người chỉ cần nhìn những thông số hiển thị bên ngoài trước khi mổ. Nghiên cứu này giúp phẫu thuật sẽ chính xác hơn.

9. Thấu kính liên lạc của Google

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Google đang làm thấu kính kỹ thuật số đa cảm biến. Ống kính này có tác dụng giúp đỡ những người mắc bệnh tiểu đường sinh hoạt dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ không phải thường xuyên đo đường huyết. Bởi thấu kính liên lạc này sẽ liên tục đo nồng độ đường huyết trong nước mắt.

8. Cách mạng in ấn y học 3D

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Khi các bệnh viện sử dụng máy in 3D cho các "in ấn" đơn giản, thì công nghệ này đã được cải tiến trong các lĩnh vực như phục hình và cấy ghép. Cộng đồng e-NABLE đang khuyến khích sử dụng thiết bị cầm tay và tay được in bằng 3D. Để khuyến khích việc sử dụng, e-NABLE đã phát hành hướng dẫn bằng video miễn phí và các thông tin hữu ích khác về cách tạo bàn tay giả. 

7. Thuốc in 3D

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Viên thuốc được in theo công nghệ 3D có khả năng hòa tan gần như ngay lập tức khi thả vào trong nước nên rất thích hợp cho các bệnh nhân bị chứng khó nuốt. Với công nghệ in 3D, những viên thuốc này được sản xuất bằng cách sử dụng quy trình 3D có tên là in phun bột.

6. Tấm in 3D trong y học

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Hiện tại công nghệ in sinh học 3D chưa thể "in" ra trọn vẹn một cơ quan để cấy ghép cho người. Nhưng các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc in được các tế bào thận, những tấm mô tim có thể đập như tim thật, cũng như một số mô của các cơ quan khác. 

Các mô sinh học in bằng công nghệ 3D để thay thế những cơ quan bị tổn thương sẽ mang lại một giải pháp mới cho những bệnh nhân phải cấy ghép nội tạng, giải quyết được vấn đề tương thích sinh học và nguy cơ bị thải loại của bộ phận cấy ghép.

Giới nghiên cứu dự đoán rằng khoảng một thập niên nữa, người ta có thể in được một cơ quan hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng hoạt động như bộ phận thật.

5. Dao phẫu thuật thông minh

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Phẫu thuật ung thư là một cách hiệu quả để đánh bại ung thư. Tuy nhiên, để tránh để lại một khu vực ung thư, các bác sĩ phẫu thuật cũng cần phải loại bỏ các mô gần đó. Với công cụ iKnife(dao phẫu thuật thông minh) mới, đang được Imperial College London dùng thử, giúp nguy cơ để lại bất kỳ tế bào ung thư nào của bệnh nhân sẽ được giảm thiểu. Công cụ quét và xác định nhanh các khu vực u xơ, không để lại cơ hội tái phát lại các tế bào ung thư còn lại. 

4. Công nghệ hình ảnh để chẩn đoán

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Một công ty được gọi là Zebra Medical Vision đã giới thiệu một dịch vụ mới tên Zebra AI1 sử dụng các thuật toán để kiểm tra các lần quét y tế với giá chỉ 1 USD. Các công cụ học tập sâu có thể giúp kiểm tra kết quả chụp CT, MRI và các loại quét y tế khác, sau đó tự động phát hiện bệnh phổi, gan, tim và xương. Công ty cho biết đang phát triển thêm khả năng giúp hệ thống này phát hiện các bệnh như ung thư phổi, ung thư vú, chấn thương não, cao huyết áp… Kết quả sau đó được truyền cho các nhà X quang, tiết kiệm thời gian để chẩn đoán hoặc yêu cầu các xét nghiệm thêm.

3. Thử nghiệm lâm sàng nhanh hơn

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Thử nghiệm lâm sàng là nghiên cứu lấy đối tượng thử nghiệm để xem thử những loại thuốc mới, liệu pháp trị liệu mới hoặc các loại thực phẩm chức năng có an toàn và hiệu quả hay không.

Loại nghiên cứu này là một công cụ quan trọng mà các nhà nghiên cứu sử dụng để tìm ra các cách mới nhằm cải thiện sức khoẻ và đưa ra các lựa chọn điều trị đối với những vấn đề khác nhau liên quan đến tình trạng sức khoẻ. Thực tế có rất nhiều cách để thiết kế những cuộc thử nghiệm lâm sàng, chủ yếu được sử dụng nhiều nhất là thử nghiệm can thiệp – trong đó các điều kiện có kiểm soát được áp dụng nhằm xem xét liệu biện pháp trị liệu đang khảo sát có an toàn và hiệu quả hay không, và thử nghiệm trực quan – trong đó các điều kiện tự nhiên được áp dụng để kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của biện pháp trị liệu mới lên một nhóm số lượng lớn người.

2. Robot y tế

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Toyohashi, Nhật Bản đang phát triển một robot có thể di chuyển mọi hướng tên là Terapio. Nó có khả năng thay thế chức năng của một xe đẩy y tế truyền thống, chuyên vận chuyển dụng cụ, đồ dùng y tế cho các bác sĩ, y tá. Terapio ghi lại những dữ liệu quan trọng về tình hình bệnh nhân, lưu trữ thông tin và hiển thị chúng trên màn hình cảm ứng LCD. Trong thời gian không sử dụng, Terapio sẽ tập kết tại một trạm sạc pin, cập nhật phần mềm thông qua kết nối với máy chủ.

1. Quyền sở hữu dữ liệu

10 sang kien ​​y khoa lam thay doi cuoc song
Ảnh: Brightside

Để tránh rủi ro các dữ liệu y tế hoặc trường hợp bạn muốn xem những dữ liệu này nhưng không được. Bởi đó là dữ liệu của các bệnh viện, cơ quan và phòng thí nghiệm. Trong tương lai , tất cả mọi thứ sẽ đơn giản nhờ vào việc sử dụng các bộ cảm biến sức khoẻ, thiết bị đeo và các thiết bị chẩn đoán di động. Cách tiếp cận này chắc chắn mang lại sự an tâm và nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ tổng thể. Tất cả các tập tin y tế của bạn được lưu trữ ở một nơi và có thể truy cập chúng bất cứ lúc nào.

Nguồn Brightside