Vòi phun nước trên đường phố ở Baghdad, Iraq, nơi nhiệt độ lên tới 51 độ C vào tháng 7.2020. Nguồn ảnh: AFP.

 
Thuận Phát Thứ Ba | 22/09/2020 14:47

1% người giàu nhất thế giới tạo ra gấp đôi lượng khí thải CO2 so với 50% người nghèo nhất

1% dân số thế giới giàu có nhất phải chịu trách nhiệm về việc thải ra lượng carbon dioxide nhiều hơn gấp đôi so với một nửa nghèo hơn từ 1990- 2015.

Theo một nghiên cứu mới được công bố hôm 21.9 của Tổ chức Oxfam International và Viện Môi trường Stockholm, 1% dân số thế giới giàu có nhất phải chịu trách nhiệm về việc thải ra lượng carbon dioxide nhiều hơn gấp đôi so với một nửa nghèo hơn của thế giới từ 1990-2015.

Người đứng đầu bộ phận vận động chính sách Tim Gore cho biết: Nồng độ khí thải carbon như vậy có nghĩa là mặc dù đưa thế giới đến bờ vực của thảm họa khí hậu, thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch, chúng ta vẫn không thể cải thiện cuộc sống của hàng tỉ người.

 

Theo ông Tim Gore: "Một lượng carbon hữu hạn có thể được thêm vào khí quyển nếu chúng ta muốn tránh những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu. Chúng ta cần đảm bảo rằng carbon được sử dụng một cách tốt nhất”.

Báo cáo cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá mức tràn lan và thói quen vận chuyển carbon cao của giới người giàu đang làm cạn kiệt ngân sách carbon của thế giới. Tổ chức từ thiện nói rằng ngân sách carbon đang thu hẹp nhanh chóng của thế giới nên được sử dụng để cải thiện nhiều người nghèo nhất.

Tuyết được nhìn thấy trên dãy núi San Gabriel bên ngoài Los Angeles vào tháng 4 khi miền nam California trải qua chất lượng không khí được cải thiện trong quá trình ngăn chặn COVID-19. Nguồn ảnh: The Guardian.
Tuyết được nhìn thấy trên dãy núi San Gabriel bên ngoài Los Angeles vào tháng 4 khi miền Nam California trải qua chất lượng không khí được cải thiện trong quá trình ngăn chặn COVID-19. Nguồn ảnh: The Guardian.

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang được thúc đẩy bởi sự tích tụ CO2 trong khí quyển theo thời gian. Điều này có nghĩa là việc giảm lượng khí thải trong quá trình phong tỏa bởi đại dịch COVID-19 khó có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Lượng khí thải carbon dioxide đã tăng 60% trong khoảng thời gian 25 năm, nhưng mức tăng lượng khí thải từ nhóm 1% giàu nhất lớn hơn 3 lần so với mức tăng lượng khí thải từ nhóm nghèo nhất.

Nghiên cứu cho thấy, nhìn vào giai đoạn 1990-2015, 10% dân số toàn cầu giàu nhất, bao gồm khoảng 630 triệu người, chịu trách nhiệm cho khoảng 52% lượng khí thải toàn cầu. Trong khi đó, 1% giàu nhất tạo ra 15% CO2. Theo ước tính, con số này cao hơn gấp đôi so với 7% mà một nửa dân số nghèo nhất hành tinh phải chịu trách nhiệm.

Trên toàn cầu, 10% giàu nhất là những người có thu nhập trên 35.000 USD/năm và 1% giàu nhất là những người có thu nhập trên 100.000 USD/năm. Báo cáo cho biết: 10% hàng đầu đã làm cạn kiệt ngân sách carbon toàn cầu gần 1/3 lượng khí thải tối đa có thể được bổ sung trong khi tôn trọng mục tiêu giảm 1,5oC của Thỏa thuận Paris.

Việc ngăn chặn đại dịch cũng đã mang lại một số cứu trợ, các chuyên gia dự đoán ngân sách carbon toàn cầu 1,5 sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2030. Theo báo cáo, “Sự bất bình đẳng đến mức chỉ riêng nhóm 10% giàu nhất sẽ cạn kiệt hoàn toàn chỉ trong vài năm sau đó, ngay cả khi lượng khí thải của những người khác giảm xuống còn 0 vào ngày mai”.

Oxfam lưu ý: "Những người nghèo hơn, bị thiệt thòi đang phải vật lộn với các tác động khí hậu và các thế hệ tương lai được xác định là 2 nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự bất công này. Họ đồng thời là những người ít chịu trách nhiệm nhất về cuộc khủng hoảng khí hậu”.

Theo báo cáo, vận tải là một nguyên nhân chính. Đi lại bằng đường hàng không và đường bộ chiếm hơn một nửa tổng lượng khí thải CO2 cho 1% người giàu nhất EU.

Báo cáo khuyến nghị các chính phủ thực hiện thuế tài sản, chấm dứt tình trạng miễn thuế đối với nhiên liệu máy bay, đầu tư để cải thiện hiệu quả năng lượng và nhà ở. Đồng thời, các chính phủ cần đảm bảo mang lại lợi ích cho phụ nữ, các nhóm thu nhập thấp và yếu thế.

Trong báo cáo nghiên cứu chung, Viện Môi trường Stockholm cho rằng: “Ngay cả khi các công nghệ tái tạo trở thành một phần khả thi trong tương lai năng lượng của chúng ta, thì ngân sách carbon toàn cầu vẫn là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Các chính sách kinh tế - xã hội và khí hậu của chúng ta nên được thiết kế để đảm bảo việc sử dụng nó một cách công bằng nhất".

Có thể bạn quan tâm:

► Airbus đặt mục tiêu cho máy bay chạy bằng hydro, không phát thải vào năm 2035