Tại Việt Nam, quyết tâm xanh hóa ngành năng lượng đã được thể hiện rõ ràng qua các chiến lược, quy hoạch quốc gia và cả các cam kết quốc tế.
Xây dựng Thế giới điện mới - Điện năng 4.0
Báo cáo đặc biệt của IPCC chỉ ra rằng, nếu thế giới đạt Net Zero vào năm 2040 thì sẽ có khả năng hạn chế sự nóng lên của Trái Đất ở mức 1,5ºC. Đỉnh phát thải càng sớm và càng thấp thì việc đạt Net Zero càng nhanh, giúp Trái Đất ít phụ thuộc vào việc loại bỏ carbon trong nửa sau thế kỷ.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo thay thế dần cho năng lượng sử dụng hóa thạch đang diễn ra tại các quốc gia dẫn đầu nền kinh tế thế giới. Điều này càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế phải gắn liền với việc phát triển năng lượng bền vững, an toàn.
Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, theo số liệu nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), châu Âu là khu vực đi đầu trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nguồn năng lượng sạch.
Tại Việt Nam, quyết tâm xanh hóa ngành năng lượng đã được thể hiện rõ ràng qua các chiến lược, quy hoạch quốc gia và cả các cam kết quốc tế. Tuy nhiên để hiện thực hóa mục tiêu này trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta sẽ cần thêm đột phá từ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đòn bẩy từ cơ chế, chính sách phù hợp. Và số hóa hệ thống năng lượng hay ứng dụng điện năng 4.0 chính là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Chuyển dịch năng lượng bền vững
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, xu hướng phát triển năng lượng của thế giới sẽ đi theo hướng thay thế dần các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu mỏ) bằng các nguồn năng lượng xanh và sạch hơn (gió, mặt trời, sinh khối, hydro xanh, methanol...), tương ứng với tỉ trọng nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu năng lượng sơ cấp sẽ giảm từ mức 81% năm 2018 về mức 54% năm 2050. Tiêu thụ than sẽ giảm dần từ 27% năm 2018 còn 9% năm 2050 và tỉ lệ năng lượng điện tái tạo từ điện mặt trời và điện gió có chiều hướng tăng từ 1% năm 2018 lên 23% vào năm 2050.
Hiện tại, công suất của các nhà máy điện than thi công mới giảm hàng năm, năm 2018 giảm 39% so với năm 2017 và 84% so với năm 2015; năm 2019 giảm 16% so với năm 2018. Hoạt động tiền thi công tiếp tục sụt giảm 50% tại Ấn Độ, 22% tại Đông Nam Á trong giai đoạn 2019 - 2021 so với năm 2015.
Không nằm ngoài xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang thực hiện quá trình chuyển dịch năng lượng sâu rộng. Theo TS Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Trưởng phòng Kinh tế Năng lượng, Viện Năng lượng Việt Nam, chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam thể hiện qua việc chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng mới và năng lượng tái tạo; Chuyển dịch từ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu sang sử dụng, sản xuất năng lượng trong nước; Thị trường năng lượng độc quyền đang chuyển dịch sang thị trường năng lượng cạnh tranh; Hệ thống năng lượng tập trung dần chuyển sang hệ thống phân tán. Đồng thời, việc vận hành hệ trống truyền thống cũng dần bị thay thế bởi vận hành hệ thống thông minh.
Từ góc nhìn của một chuyên gia trong ngành quản lý năng lượng và tự động hóa, ông Đồng Mai Lâm ,Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia, cho biết “Số hóa hệ thống năng lượng hay xây dựng một nền điện năng 4.0 chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giảm thải carbon trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất để xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng xanh. Hiện nay hơn 80% lượng khí thải CO2 toàn cầu đến từ việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Thực tế là chúng ta đang sử dụng năng lượng không hiệu quả khi có đến 60% năng lượng hóa thạch bị thất thoát hoặc lãng phí trong quá trình sử dụng. Chúng ta cần thay đổi tình trạng này . Trong một báo cáo chính thức do Viện Nghiên cứu Bền vững được đưa ra gần đây, mặc dù ngày càng có nhiều công ty cam kết giảm phát thải carbon, tuy nhiên với mức cam kết hiện nay sẽ chỉ giảm được khoảng 3 giga tấn/năm, trong khi đó để đảm bảo đạt được mục tiêu giới hạn sự nóng lên của trái đất ở mức dưới 1,5 ºC đến năm 2030 chúng ta cần phải giảm tối thiểu 10 đến 15 giga tấn/năm.”
Chúng ta đang sử dụng năng lượng không hiệu quả khi có đến 60% năng lượng hóa thạch bị thất thoát hoặc lãng phí trong quá trình sử dụng. Ảnh: CNBC. |
Điện năng 4.0
Theo Schneider Electric, tập đoàn bền vững nhất thế giới năm 2021 được Corporate Knights công nhận, Điện năng 4.0 là giải pháp cho một Thế giới bền vững hơn và linh hoạt hơn.
Điện năng 4.0 là sự kết hợp của Điện hóa và Số hóa. Điện hóa sẽ giúp xanh hóa nguồn năng lượng điện: Điện năng chính là nguồn năng lượng hiệu quả nhất (được chứng minh là hiệu quả hơn 3 - 5 lần so với các nguồn năng lượng khác) và là giải pháp tốt nhất cho quá trình giảm thải carbon (trong tương lai việc sử dụng năng lượng đến từ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng gấp 6 lần vào năm 2040, từ 6% hiện nay lên 40% trong 20 năm tới).
Số hoá giúp chúng ta xây dựng tương lai thông minh hơn: Bằng cách biến những thứ vô hình như điện năng trở nên hữu hình, mang đến sự hiệu quả và loại bỏ sự lãng phí trong quá trình sử dụng. Hơn 80% năng lượng chúng ta đang sử dụng đến từ nguồn nhiên liệu hóa thạch và 95% việc phân phối năng lượng được thực hiện thông qua các hệ thống lạc hậu thụ động và không kết nối… nghĩa là việc lãng phí và cơ hội loại bỏ những lãng phí này là không thể thấy được.
Là chuyên gia trong ngành quản lý năng lượng, ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia cho biết: “Khi năng lượng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải nâng cấp từng công đoạn trong toàn bộ chuỗi giá trị... từ sản xuất (bằng việc sản xuất năng lượng sạch hơn), đến phân phối (với nhiều lưới điện nhỏ gần điểm tiêu thụ hơn và giúp cho việc tiếp cận với năng lượng dễ hơn), đến khâu tiêu thụ (với các giải pháp về đo lường và giám sát giúp trao quyền cho người dùng có thể thấy được việc sử dụng năng lượng, và tăng tính hiệu quả). Là một doanh nghiệp bền vững, chúng tôi truyền tải đến tất cả mọi người cách thức để làm được điều đó; chúng tôi luôn dẫn đầu trên hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0. Những công nghệ hiện hữu có thể giúp chúng ta tạo ra Điện năng 4.0… giúp giảm thải carbon, tạo ra lưới điện phi tập trung và mang đến một thế giới điện hóa hơn, số hóa hơn và bền vững hơn.”
Ông Lâm cũng chia sẻ: “Tại Schneider Electric, chúng tôi làm mọi thứ để chuẩn bị cho một thế giới điện năng hoàn toàn khác. Với phía tiêu thụ, chúng tôi đang định hình bằng các giải pháp cho ngôi nhà, cao ốc, trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng và nền công nghiệp của tương lai. Về phía nguồn, chúng tôi xây dựng lưới điện của tương lai. Bằng cách kết nối cả hai phía cung và cầu - Schneider Electric giúp kết nối mọi thứ, ở mọi nơi. Hiện tại, với hơn 500.000 đối tác, cùng đội ngũ hơn 30 triệu chuyên gia trên khắp toàn cầu, Schneider Electric đại diện cho cộng đồng lớn nhất hành tinh với năng lực để điện hóa và số hóa toàn thế giới.”