Đốt viên nén gỗ liệu có sạch hơn than không? Đây vẫn còn là một câu hỏi gây tranh cãi.
Viên gỗ nén Châu Á dần thay thế than, nhưng phát thải vẫn là mối quan ngại lớn
Sự bài trừ than đá đã thúc đẩy các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản bắt tay vào khai thác cây gỗ để chế biến thành viên gỗ nén, nhưng các nhà môi trường cảnh báo rằng loại nhiên liệu này có thể vẫn gây hại cho môi trường như cách mà than đá làm.
Một bộ phận lớn phản ánh rằng việc buôn viên nén đang gây ra nạn phá rừng ở Việt Nam, quốc gia xuất khẩu viên gỗ hàng đầu châu Á, trong khi những người khác lại tập trung vào lượng khí thải carbon của việc thu hoạch cây và gia công chúng thành viên nén.
Theo Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh, các chính phủ từ Tokyo đến London đã trợ cấp cho các doanh nghiệp hoán đổi than lấy viên gỗ (còn được biết đến là nhiên liệu sinh khối), nhưng họ lại không tính đến những tác hại môi trường liên quan.
Điều này có thể mang đến "cảm giác lạc quan sai lầm về tiến bộ của đất nước trong việc khử carbon trong cung cấp năng lượng", viện nghiên cứu viết trong một báo cáo về sinh khối gỗ vào tháng 10.
Tại Việt Nam, người mua đang yêu cầu các viên nén cần được chứng nhận để giảm bớt lo ngại rằng chúng có nguồn gốc từ gỗ bất hợp pháp. Nếu không trấn áp nạn khai thác gỗ trái phép, quốc gia Đông Nam Á này có nguy cơ vi phạm hai chính sách mới mang tính bước ngoặt: cam kết chống nạn phá rừng đa quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Glasgow vào năm 2021 và kế hoạch của châu Âu trong việc từ chối nhập khẩu gỗ và các mặt hàng khác từ đất bị phá rừng.
Giờ đây, Hội đồng Quản lý Rừng (FSC), cơ quan chứng nhận viên nén có nguồn gốc từ các khu rừng được quản lý có trách nhiệm, đang điều tra các khiếu nại về chứng chỉ giả - về cơ bản là nhãn FSC giả mà một số công ty châu Á dán lên hàng xuất khẩu của họ để đáp ứng nhu cầu từ Nhật Bản và các nơi khác.
Những nước xuất khẩu viên nén gỗ nhiều nhất trong năm 2020. |
Việt Nam đã sản xuất 3,2 triệu tấn viên nén gỗ vào năm 2020, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoại trừ Mỹ và Canada, dữ liệu từ Tổ chức Nông lương cho thấy. Hầu hết trong số đó được xuất khẩu đến Nhật Bản, nước nhập khẩu viên nén gỗ lớn thứ năm, và Hàn Quốc, nước lớn thứ sáu; cả hai quốc gia đều là những người mua hàng đầu thế giới ngoài châu Âu.
Những nước nhập khẩu viên nén gỗ nhiều nhất năm 2020. |
Trước áp lực từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, các quốc gia đang trang bị thêm các nhà máy nhiệt điện than để cung cấp viên nén gỗ, rơm rạ và các loại nhiên liệu khác.
Đốt viên nén gỗ liệu có sạch hơn than không? Đây vẫn còn là một câu hỏi gây tranh cãi.
Những người ủng hộ nói rằng viên nén thải ra ít carbon hơn nếu xét về dài hạn và có nguồn gốc là nguyên liệu tái tạo, không giống như nguồn cung cấp than cố định.
Nhưng phe chống đối cho rằng một số loại gỗ cũng bẩn như khi đốt. Báo cáo của Chatham lập luận thêm rằng các quốc gia phải tính tất cả lượng khí thải, từ việc thu hoạch cây và gia công chúng thành viên nén cho đến quá trình vận chuyển và đốt các viên gỗ. Cơ quan này cũng cho rằng phải tính cả lượng carbon mà các khu rừng đã bị đốn để làm gỗ không thể hấp thụ được nữa.
Nhiều người cho rằng viên nén gỗ đang gây ra nạn phá rừng ở Việt Nam. Ảnh: Reuters |
Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu đã làm cho các loại nhiên liệu thay thế dạng viên trở nên hấp dẫn, vì nó chỉ tính lượng khí thải khi thu hoạch loại nhiên liệu này chứ không tính tới thời điểm nó được tiêu thụ.
Chatham khuyến nghị chỉ sử dụng chất thải gỗ thay vì chặt toàn bộ cây cối mới, trong khi những người khác nói rằng thế giới chỉ nên tập trung vào năng lượng mặt trời và điện gió.
Có thể bạn quan tâm:
Tại sao Trung Quốc sẽ không “giải cứu” ngành bất động sản của nước mình?
Nguồn Nikkei Asia