Đánh giá mới nhất của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho biết khí cacbonic sẽ đóng vai trò trong việc đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Ảnh: Getty Images.

 
Trịnh Tuấn Thứ Hai | 10/06/2024 13:21

Việc loại bỏ carbon cần tăng gấp 4 lần để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu

Các nhà nghiên cứu cho rằng đến năm 2050, thế giới phải loại bỏ lượng khí CO2 trong không khí nhiều hơn gấp 4 lần nỗ lực hiện nay.

Loại bỏ carbon dioxide (CDR) đề cập đến một loạt các biện pháp can thiệp nhằm cô lập CO2 đã có trong không khí. Nó bao gồm các phương pháp thông thường như trồng lại rừng cũng như các giải pháp tiềm năng trên quy mô lớn như nhiên liệu sinh học, nuôi trồng tảo trong đại dương và sử dụng các bộ lọc thu giữ trực tiếp CO2 trong khí quyển.

Theo một báo cáo nghiên cứu Tình trạng loại bỏ CO2 do Đại học Oxford công bố ngày 4/6, hiện tại CDR loại bỏ khoảng 2 tỉ tấn CO2 khỏi khí quyển mỗi năm, nhưng con số này cần phải tăng lên khoảng 7-9 tỉ tấn nếu muốn giữ nhiệt độ tăng dưới ngưỡng quan trọng là 1,5 độ C.

Ông Gregory Nemet, Giáo sư tại Đại học Wisconsin-Madison và một trong những đồng tác giả cho biết: “Lượng khí thải nhà kính ròng toàn cầu là khoảng 55 tỉ tấn mỗi năm vào năm 2022 và lượng khí thải tích tụ trong khí quyển, vì vậy mỗi năm, mọi hành động đều có giá trị”, tác giả của báo cáo Tình trạng Loại bỏ Carbon Dioxide hàng năm.

Các nhà nghiên cho biết, cần có các chính sách mới để thúc đẩy nhu cầu về CDR, trong khi nguồn tài trợ cho các công nghệ mới đã giảm kể từ năm 2020. Có khoảng 856 triệu USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mới vào năm ngoái chiếm khoảng 1% tổng chi tiêu cho công nghệ khí hậu.

Hơn 50 nhà nghiên cứu nhận định, bên cạnh việc giảm nhanh lượng khí thải vốn là chiến lược giảm thải quan trọng nhất, việc loại bỏ CO2 khỏi khí quyển cũng cần thiết để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc (LHQ) thừa nhận cần phải thu giữ carbon nhưng chưa thực sự đề cao vai trò của quá trình này trong các kịch bản nhằm đạt được trung hòa carbon.

Tuy nhiên, theo báo cáo, quá trình loại bỏ CO2 hiện đang được chú trọng trong các nghiên cứu, chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và các công ty khởi nghiệp. Mặc dù vậy, quá trình này đang có dấu hiệu chậm lại do vấn đề chính trị và thiếu nguồn tài trợ công. Do đó, các nhà nghiên cứu kêu gọi các chính phủ xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình loại bỏ CO2.

Ông Gregory Nemet, Giáo sư tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết: “Chúng tôi thấy khá nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho công nghệ này. Nhưng những gì chúng ta hành động thực sự còn thiếu cho đến nay là thị trường do chính phủ tạo ra và nhu cầu loại bỏ carbon dioxide.”

Báo cáo cho biết các giao thức chung về cách đo lường, báo cáo và xác minh lượng CO2 được cô lập trong các dự án CDR, đặc biệt nếu chúng phải dựa vào nguồn tài trợ từ thị trường carbon.

Đánh giá mới nhất của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho biết CDR sẽ đóng vai trò trong việc đáp ứng các mục tiêu về khí hậu, nhưng nó cảnh báo về những rủi ro khi triển khai các phương pháp mới và chưa được thử nghiệm trên quy mô lớn, đồng thời cho biết chúng có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, an ninh lương thực và nước.

Bên cạnh việc kêu gọi phát triển nhanh chóng các công nghệ thu giữ carbon, báo cáo cho rằng thế giới không nên làm chệch hướng khỏi những nỗ lực giảm phát thải để giải quyết khủng hoảng khí hậu: Loại bỏ hoàn toàn, nhanh chóng tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch.

Nhà nghiên cứu William Lamb cho rằng, nếu không giảm mạnh lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng, mục tiêu về mức tăng nhiệt độ Trái Đất được đưa ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu có thể nằm ngoài tầm với của thế giới ngay cả khi toàn cầu hành động tích cực trong việc loại bỏ carbon.

Có thể bạn quan tâm:

Trung Quốc đã đạt đỉnh phát thải hay chưa?

Nguồn Báo cáo Đại học Oxford