Nhà máy điện Wujing ở Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg.
Trung Quốc sẽ bỏ lỡ tất cả các mục tiêu về năng lượng và khí hậu cho năm 2025?
Trung Quốc có nguy cơ bỏ lỡ tất cả các mục tiêu chính về năng lượng và khí hậu cho năm 2025 sau khi phụ thuộc vào công nghiệp nặng và đối mặt với thời tiết bất lợi vào năm ngoái.
Trong một báo cáo đăng trên Tạp chí Carbon Brief, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch cho biết lượng khí thải carbon từ ngành điện của nước này đã tăng 5,2% vào năm 2023 do lượng mưa thấp hơn và nhu cầu điện cao đòi hỏi phải đốt nhiều than hơn.
Trung Quốc sẽ cần cắt giảm ô nhiễm mạnh mẽ hơn nữa để có thể giảm 18% lượng khí thải trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho đến năm 2025, như đã cam kết trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14. Bà Lauri Myllyvirta, Nhà phân tích chính của CREA, cho biết quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới có nguy cơ bỏ lỡ các mục tiêu khác, bao gồm giảm cường độ năng lượng, hạn chế sự phát triển của điện than và tăng tỉ trọng điện sạch trong lưới điện.
Tin tốt là Trung Quốc vẫn có thể đạt được một số mục tiêu năm 2025 nếu đà phát triển lắp đặt năng lượng sạch hiện tại được duy trì, bà Myllyvirta cho biết. Năm ngoái, nước này đã lắp đặt số lượng kỷ lục các nhà máy điện gió và mặt trời mới, đồng thời thủy điện đang tăng lên sau khi đợt hạn hán lịch sử kết thúc.
Trớ trêu thay, việc mở rộng năng lượng sạch có thể đóng một vai trò nhỏ trong mức tăng trưởng carbon năm ngoái, tăng thêm 1 điểm phần trăm, vì vẫn cần một lượng năng lượng nhất định để sản xuất pin và tấm pin mặt trời trên quy mô lớn. Tất nhiên, về lâu dài, chúng sẽ giúp giảm lượng khí thải đáng kể, bà Myllyvirta cho biết.
Chính phủ Trung Quốc thừa nhận họ tụt lại trong cuộc đua khi nói đến các mục tiêu về khí hậu. Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Zhang Jianhua đổ lỗi những khó khăn này là do nhu cầu năng lượng gia tăng gần đây tại nước này tương đương với việc cung cấp năng lượng cho thêm một Vương Quốc Anh mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm:
Giảm phát dai dẳng của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào với nhà đầu tư?
Nguồn Bloomberg