Anh Phạm Bá Hồng bị khiếm thị từ nhò, mưu sinh bằng nghề bán hàng rong ở TP.HCM.

 
Quyên Nhi Thứ Sáu | 28/07/2023 18:44

Nhờ nguồn giác mạc nhập khẩu, ‘bản sao Mr Đàm’ sáng mắt sau hơn 30 năm

Việc nhập khẩu giác mạc từ các ngân hàng lưu trữ giác mạc trên thế giới đã cho anh Phạm Bá Hồng có cơ hội mới để tìm lại ánh sáng.

Anh Phạm Bá Hồng (36 tuổi, quê Thanh Hóa), người có giọng ca giống ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, bị khiếm thị khi 3 tuổi sau một đợt bị mắc bệnh sởi. Các bác sĩ nhãn khoa cho biết, cách duy nhất để hồi phục thị lực cho anh là ghép giác mạc. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc điều trị cho anh không thể thực hiện được. Anh Hồng làm nghề hát rong và đẩy xe bán hàng tạp hóa kiếm sống trên các con đường tại TP.HCM.

Tháng 5/2022, Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ tìm đến gặp “bản sao" và đã tuyên bố hỗ trợ kinh phí và giúp anh tìm bệnh viện phù hợp nhất để ghép giác mạc. Sau một thời gian tìm hiểu thông tin, nam ca sĩ quyết định chọn Bệnh viện FV để thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc cho anh Hồng. Đây là bệnh viện hiếm hoi có nguồn giác mạc nhập khẩu từ Mỹ và các ca phẫu thuật ghép giác mạc do chính GS.BS Donald Tan, Nguyên Chủ tịch hội Giác mạc thế giới thực hiện.

Bác sĩ Donald Tan khám mắt cho anh Hồng với sự chứng kiến của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Bác sĩ Donald Tan khám mắt cho anh Hồng với sự chứng kiến của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Cuộc sống thay đổi khi sáng mắt

Trong các buổi tái khám cho anh Hồng gần đây, bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ Bệnh viện FV cho biết, mắt anh Hồng đã có thị lực tốt hơn nhiều so với thời điểm sau khi mổ xong. Hiện anh đã nhìn thấy được ở khoảng cách 2m.

Anh Hồng xúc động chia sẻ: “Bao năm qua thế giới của tôi là màu đen, nhưng nay là màu hồng rồi. Tôi rất hy vọng và cảm thấy tràn sức sống vào những ngày sắp tới”.

Cơ hội cho những hoàn cảnh chờ ghép giác mạc

Hằng năm khoảng 15-20 nghìn người cần ghép giác mạc, chỉ tính riêng Bệnh viện Mắt Trung ương, số người chờ được ghép giác mạc luôn dao động từ khoảng 800 - 1000 người. Có những trường hợp đến khi đến lượt thì đã quá muộn vì giạc không thể ghép được nữa. Nhiều người đã phải ra nước ngoài để điều trị, với chi phí rất đắt đỏ.