Một nhà máy xử lý rác hiện đại ở nước ngoài. Ảnh: T.L

 
Cẩm Tú Thứ Năm | 02/02/2023 16:18

TP.HCM sắp có lò đốt rác phát điện trị giá 16,4 nghìn tỉ đồng

Dự án thiết kế có thể tiếp nhận, xử lý 40.000 tấn/ngày với tổng vốn đầu tư 700 triệu USD (hơn 164.000 tỉ đồng), giai đoạn 1 là 450 triệu USD.

Đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (Huba) do ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch hiệp hội, dẫn đầu vừa có chuyến tham quan và tìm hiểu tại Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) tại huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Tại buổi gặp gỡ, đại diện VWS cho biết công ty này đang chuẩn bị phương án thay đổi công nghệ đốt rác phát điện ở Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, cùng với đó là triển khai dự án Khu công nghệ Môi trường xanh Long An. Dự án thiết kế có thể tiếp nhận và xử lý 40.000 tấn/ngày với tổng vốn đầu tư 700 triệu USD (hơn 16,4 nghìn tỉ đồng), trong đó giai đoạn 1 là 450 triệu USD.

Các thành viên Huba tham quan dây chuyền xử lý nước rỉ rác. Ảnh: T.T
Các thành viên Huba tham quan dây chuyền xử lý nước rỉ rác. Ảnh: T.T

Hiện mỗi ngày công ty VWS xử lý khoảng 7.000 tấn rác thải. Ông Nguyễn Ngọc Hòa cho biết Huba rất quan tâm đến những kế hoạch, đầu tư của VWS trong việc chuyển đổi công nghệ từ chôn lấp sang đốt rác phát điện.

Trao đổi trực tuyến với đoàn qua zoom, với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ (VABA), ông David Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) tại Mỹ và Công ty TNHH Xử lý Chất thải Việt Nam (VWS) cho biết dự kiến cuối tháng 3 tới sẽ đưa vị tỉ phú Mỹ là ông Douglas M.Leone đang nắm một quỹ đầu tư 80 tỉ USD về Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư vào những dự án của VWS cũng như các dự án khác tại Việt Nam. Đồng thời, sẵn sàng làm cầu nối để các doanh nghiệp hai bên có cơ hội tìm hiểu hợp tác, đầu tư với nhau.

Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị trên toàn Việt Nam tăng trung bình 10%-16%/năm. Trong khi đó, giải pháp xử lý bằng cách chôn lấp đã trở nên quá lạc hậu, không phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, thân thiện với môi trường. Phần lớn lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chiếm 71%), nhưng chỉ có 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là áp lực rất lớn trong bối cảnh quỹ đất dành cho chôn lấp rác tại các địa phương ngày càng hạn hẹp.