Bảo Hân - Mộng Cầm Thứ Ba | 15/07/2025 20:00

Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025

Tôn vinh cộng đồng doanh nghiệp tiên phong đầu tư chiều sâu cho phát triển bền vững và gặt hái nhiều thành quả kinh doanh quan trọng.

TP.HCM, ngày 15/7/2025 – Tại Hội trường Thống Nhất, Dinh Độc Lập, Ban Tổ chức chương trình bình chọn Bình chọn TOP 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam (CSA 2025) đã chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp được vinh danh năm 2025.

Chương trình do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư phối hợp tổ chức cùng Hội đồng Thẩm định gồm đại diện từ Ngân hàng HSBC, Công ty PwC Việt Nam, Công ty Schneider Electric Việt Nam, Công ty Talentnet, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital.

Với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu thực tiễn về phát triển bền vững, chương trình hướng đến hỗ trợ Chính phủ và các tổ chức liên quan trong việc hoạch định chính sách phù hợp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hài hòa với môi trường và xã hội. Đây cũng là một bước tiến cụ thể nhằm đồng hành cùng Việt Nam thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26, đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, thông qua các hoạt động thiết thực như phát triển năng lượng sạch, xây dựng hạ tầng bền vững, quản lý thông minh nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên trong hệ sinh thái.

Với 14 hạng mục bình chọn dựa trên 3 trụ cột ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị), Chương trình ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp, trong cả 3 khối FDI, niêm yết và chưa niêm yết, đã góp phần vào việc phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và công bằng xã hội.

Đặc biệt năm nay, trong khuôn khổ sự kiện, hội nghị chuyên đề “Mở khoá 5 nguồn vốn phát triển bền vững” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đầu ngành và đại diện các tổ chức tài chính - tín dụng. Khác với những năm trước, khi phát triển bền vững thường được nhìn qua lăng kính bảo vệ môi trường và tối ưu tài nguyên, chương trình năm nay mở rộng cách tiếp cận bằng việc đặt trọng tâm vào việc khai mở và quản trị hiệu quả 5 nguồn vốn cốt lõi: vốn tài chính, vốn sản xuất, vốn con người, vốn xã hội và vốn thiên nhiên.

Thông qua hai phiên thảo luận chuyên sâu: “Giải mã Sức Mạnh Bộ Ba: Thiên nhiên - Xã hội - Con người” và “ESG: Từ chi phí tuân thủ đến động lực tăng trưởng”, chương trình đã phân tích sâu sắc vai trò của từng nhóm vốn và làm rõ ESG như một công cụ tích hợp, giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị toàn diện và bền vững.

Phiên hội thảo Giải mã sức mạnh bộ ba Thiên nhiên  - Xã hội -  Con người  Phiên hội thảo: Giải mã sức mạnh bộ ba Thiên nhiên - Xã hội - Con người.
Phiên hội thảo "Giải mã Sức Mạnh Bộ Ba: Thiên nhiên - Xã hội - Con người"

Nội dung tập trung làm rõ vai trò sống còn của vốn thiên nhiên, xã hội và con người trong chiến lược phát triển dài hạn, đi sâu vào vốn tài chính và sản xuất, nơi các doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc mô hình vận hành, đổi mới công nghệ và thiết kế lại dòng vốn để thích ứng với các tiêu chuẩn ESG và kỳ vọng thị trường. Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phối hợp liên ngành giữa doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cơ quan quản lý, nhằm tháo gỡ điểm nghẽn và tạo nền tảng để năm nguồn vốn này được khai thác hiệu quả, duy trì và phát triển bền vững trong tương lai.

Phiên hội thảo: Từ chi phí tuân thủ đến động lực tăng trưởng bền vững
Phiên hội thảo "ESG: Từ chi phí tuân thủ đến động lực tăng trưởng bền vững"

“Dù hành trình chuyển đổi sang mô hình bền vững còn nhiều thách thức, nhưng chính cam kết và hành động của doanh nghiệp sẽ tạo ra khác biệt cho tương lai”, bà Lê Thị Bích Ngọc, Tổng Biên Tập Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, phát biểu tại sự kiện. “Doanh nghiệp cần tiếp cận khái niệm ‘tạo ra của cải’ từ góc độ bền vững, coi tất cả các loại vốn là tài sản cần được quản lý và bảo tồn bền vững. Đây là cách tiếp cận giúp doanh nghiệp không chỉ tạo giá trị ngắn hạn cho cổ đông, mà còn kiến tạo giá trị lâu dài cho xã hội và các thế hệ tương lai”, bà nói thêm.

Vì vậy, những thành tựu của các doanh nghiệp trong danh sách CSA 2025 không chỉ góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam, mà còn cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ trong cách doanh nghiệp quản trị nguồn lực nội tại. Nhiều doanh nghiệp đã tái cấu trúc mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững hơn, đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp gắn với trách nhiệm cộng đồng, cũng như đảm bảo tính minh bạch trong tài chính và tuân thủ quy chuẩn quốc tế. Sự chuyển mình này không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị lâu dài, mà còn góp phần xây dựng một hệ sinh thái phát triển hài hòa giữa kinh tế – xã hội – môi trường trong bối cảnh biến động toàn cầu ngày càng phức tạp.

DANH SÁCH 50 DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TIÊU BIỂU 2025