Băng vỡ ra từ sông băng Eqip Sermia trôi dạt vào bờ trong thời tiết ấm áp bất thường vào ngày 1.8.2019 tại Eqip Sermia, Greenland. Ảnh: CNS News.

 
Phùng Mỹ Thứ Năm | 28/01/2021 17:08

Thế giới đang ở mức nóng nhất trong 12 thiên niên kỷ

Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ trên toàn cầu ở mức cao nhất kể từ khi bắt đầu nền văn minh nhân loại.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, trái đất hiện đang nóng hơn ít nhất 12.000 năm, đây là giai đoạn kéo dài toàn bộ sự phát triển của nền văn minh nhân loại.

Phân tích nhiệt độ bề mặt đại dương cho thấy sự thay đổi khí hậu do con người điều khiển đã đưa thế giới vào “lãnh thổ chưa được khai phá”. Hành tinh này thậm chí có thể ở thời kỳ ấm nhất trong 125.000 năm, mặc dù dữ liệu về khoảng thời gian đó ít chắc chắn hơn.

Nghiên cứu đã sử dụng nhiều manh mối địa chất và phương pháp phân tích thống kê để tái tạo lại các ước tính nhiệt độ thời cổ đại.

Khí hậu ấm lên liên tục của thế giới cũng được tiết lộ trong hiện tượng băng tan tại các sông băng, chẳng hạn như ở núi Kenai, Alaska. Ảnh: The Guardian.
Khí hậu ấm lên liên tục của thế giới cũng được tiết lộ trong hiện tượng băng tan tại các sông băng, chẳng hạn như ở núi Kenai, Alaska. Ảnh: The Guardian.

Nghiên cứu đã đưa ra những kết luận này bằng cách giải một câu đố lâu đời được gọi là "câu hỏi hóc búa về nhiệt độ Holocen". Các mô hình khí hậu đã chỉ ra sự ấm lên liên tục kể từ khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây 12.000 năm và kỷ Holocen bắt đầu. 

Theo ước tính, nhiệt độ từ vỏ hóa thạch cho thấy đỉnh điểm của sự ấm lên cách đây 6.000 năm và sau đó nguội đi. Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu khiến lượng khí thải carbon tăng vọt.

Xung đột này làm suy yếu niềm tin vào các mô hình khí hậu và dữ liệu vỏ hóa thạch. Tuy nhiên, dữ liệu vỏ hóa thạch chỉ phản ánh mùa hè nóng hơn và bỏ lỡ mùa đông lạnh hơn. Do đó, các dữ liệu về vỏ hóa thạch đã đưa ra nhiệt độ hàng năm cao một cách sai lầm.

Người đứng đầu nghiên cứu Samantha Bova tại Đại học Rutgers – New Brunswick ở Mỹ cho biết: “Chúng tôi chứng minh rằng nhiệt độ trung bình hàng năm trên toàn cầu đã tăng trong 12.000 năm qua, trái ngược với kết quả trước đó”. 

Điều này có nghĩa là thời kỳ ấm lên toàn cầu hiện đại do con người gây ra đang đẩy nhanh sự gia tăng lâu dài của nhiệt độ toàn cầu, khiến cho các lãnh thổ ngày nay hoàn toàn không được thăm dò. Nó thay đổi đường cơ sở và nhấn mạnh mức độ quan trọng của việc xem xét tình hình một cách nghiêm túc.

Thế giới hiện nay có thể nóng hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khoảng 125.000 năm trước, là thời kỳ ấm áp cuối cùng giữa các kỷ băng hà. Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể chắc chắn vì có ít dữ liệu liên quan đến thời điểm đó.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 cho rằng nhiệt độ toàn cầu đã kéo dài như ngày nay cách đây 115.000 năm, nhưng điều đó dựa trên ít dữ liệu hơn.

Nghiên cứu mới đã kiểm tra các phép đo nhiệt độ bắt nguồn từ thành phần hóa học của các lớp vỏ nhỏ bé và các hợp chất tảo được tìm thấy trong lõi trầm tích đại dương. Và, các nhà khoa học đã giải quyết vấn đề hóc búa bằng cách tính đến 2 yếu tố trên.

Đầu tiên, các lớp vỏ và vật liệu hữu cơ được cho là đại diện cho cả năm nhưng thực tế rất có thể đã hình thành vào mùa hè khi các sinh vật nở hoa. Thứ hai, có những chu kỳ tự nhiên có thể dự đoán được nổi tiếng về sự nóng lên của trái đất gây ra bởi sự lệch tâm trong quỹ đạo của hành tinh. Những thay đổi trong các chu kỳ này có thể dẫn đến mùa hè trở nên nóng hơn và mùa đông lạnh hơn trong khi nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ thay đổi một chút.

Kết hợp những hiểu biết này cho thấy rằng sự nguội lạnh rõ ràng sau đỉnh ấm cách đây 6.000 năm, được tiết lộ bởi dữ liệu vỏ, là sai lệch. Trên thực tế, các lớp vỏ chỉ ghi nhận sự giảm nhiệt độ vào mùa hè, nhưng nhiệt độ trung bình hàng năm vẫn tăng chậm, như các mô hình chỉ ra.

Chuyên gia nghiên cứu Samantha Bova cho biết: “Bây giờ, chúng thực sự phù hợp vô cùng và nó mang lại cho chúng tôi rất nhiều niềm tin rằng các mô hình khí hậu của chúng tôi đang thực hiện rất tốt”.

Sự chênh lệch nhiệt độ so với 1.000 năm qua. Ảnh: The Guardian.
Sự chênh lệch nhiệt độ so với 1.000 năm qua. Ảnh: The Guardian.

Nghiên cứu chỉ xem xét hồ sơ nhiệt độ đại dương, nhưng nhiệt độ bề mặt biển có tác động thực sự kiểm soát đến khí hậu trái đất. Nếu chúng ta biết điều đó, thì đó là chỉ báo tốt nhất về những gì khí hậu toàn cầu đang làm.

Bà Jennifer Hertzberg thuộc Đại học Texas A&M, Mỹ, cho biết: “Bằng cách giải quyết một bài toán hóc búa khiến các nhà khoa học khí hậu bối rối trong nhiều năm, nghiên cứu của bà Bova và các đồng nghiệp là một bước tiến quan trọng. Hiểu biết về biến đổi khí hậu trong quá khứ là rất quan trọng để bàn về sự nóng lên toàn cầu trong bối cảnh hiện đại”.

Trong một nghiên cứu gần đây của chuyên gia Lijing Cheng tại Trung tâm Khoa học Khí hậu và Môi trường Quốc tế ở Bắc Kinh, Trung Quốc, cho thấy rằng vào năm 2020, các đại dương trên thế giới đạt mức nóng nhất chưa từng từ những năm 1940. Hơn 90% nguyên nhân nóng lên toàn cầu được kiểm soát bởi đại dương.

Chuyên gia Lijing Cheng cho biết nghiên cứu mới rất hữu ích và hấp dẫn. Nó cung cấp một phương pháp để hiệu chỉnh dữ liệu nhiệt độ từ vỏ sò và cũng có thể cho phép các nhà khoa học tìm ra lượng nhiệt mà đại dương đã hấp thụ trước cuộc cách mạng công nghiệp, một yếu tố ít được biết đến.

Có thể bạn quan tâm:

Trái đất phá kỷ lục nhiệt tháng 9, 2020 có thể trở thành năm nóng nhất từ ​​trước đến nay