Hình ảnh minh họa: Iberdrola.

 
Thùy Linh Thứ Bảy | 30/09/2023 12:44

Tháo gỡ những nút thắt trong phát triển công trình xanh

Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng nhiều hoạt động hội thảo, trao đổi, tư vấn hướng tới hành động thúc đẩy triển khai công trình xanh.

Tuần lễ công trình xanh 2023 với chủ đề “Phát triển Công trình Xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng: Cơ hội và thách thức” được chủ trì bởi Bộ Xây dựng, nhằm tìm ra hướng giải quyết những thách thức cản trở việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam. Tham gia với vai trò diễn giả và triển lãm tại sự kiện, Sika Việt Nam đã có những chia sẻ khẳng định trọng trách của một đơn vị dẫn đầu để thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành xây dựng. 

 

Theo Bộ Xây dựng, tổng diện tích các thành phố trên thế giới hiện chỉ chiếm 3% bề mặt trái đất nhưng lại chiếm đến 70% tổng lượng khí nhà kính vào khí quyển. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức về cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch, biến đổi khí hậu, gia tăng chất thải và ô nhiễm môi trường ở quy mô toàn cầu. Vì thế, việc chú trọng phát triển xanh nói chung và xây dựng công trình xanh nói riêng đang là chủ đề bức thiết của toàn thế giới, kể cả Việt Nam. Để đối phó với những thách thức trên, Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng nhiều hoạt động hội thảo, trao đổi, tư vấn hướng tới  hành động thúc đẩy triển khai công trình xanh, nhưng hiện vẫn còn có nhiều rào cản và thách thức trong quá trình triển khai dưới áp lực thời gian.  

Với vai trò là một trong những chuyên gia hàng đầu trong ngành xây dựng cùng nền tảng kinh nghiệm triển khai tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới, Sika Việt Nam cũng đã có những chia sẻ, đóng góp nhằm hướng tới mục tiêu chung tháo gỡ những nút thắt trên hành trình thúc đẩy công trình xanh tại Việt Nam. Đầu tiên, Sika đã nêu ra trọng trách của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng - lĩnh vực có tỉ lệ phát thải cao trong quá trình sản xuất. 

Theo ông Jacobo Perez Polaino, Tổng Giám đốc Sika Việt Nam, cung cấp sản phẩm xanh ra thị trường thôi là chưa đủ, để nhanh chóng đạt mục tiêu đề ra các doanh nghiệp vật liệu xây dựng còn cần phải xanh hóa ngay từ công trình và dây chuyền sản xuất. “Với lợi thế là một công ty đa quốc gia hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, đã triển khai rất nhiều loại hình, dự án xanh trọng điểm trên toàn thế giới, Sika tự tin để trở thành một chuyên gia tư vấn, một người bạn đồng hành cùng Chính phủ và các doanh nghiệp khác để hướng tới mục tiêu chung Net Zero 2050.” 

 

Tại tọa đàm, Sika đã chia sẻ cách thức phát triển và nâng cấp sản phẩm theo hướng giảm tác động môi trường đồng thời vẫn giữ hoặc nâng cao tính năng sản phẩm. Cụ thể, với những sáng kiến trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Sika đã thành công giảm phát thải CO2 với công thức dùng nguyên liệu bổ sung xi măng (SCM) có tỉ lệ thay thế dao động từ 5% đến 50%. Tiết kiệm 25.000 triệu lít nước nhờ SikaGrind, dòng phụ gia đặc thù sử dụng trong sản xuất xi măng; giảm 10% KWh trên mỗi tấn xi măng sản xuất; giảm 30-40% lượng khí thải CO2 so với xi măng thông thường nhờ công nghệ đất sét nung. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, Sika tận dụng năng lượng dư thừa để tạo ra nguồn năng lượng sạch giúp thay thế dần các loại nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt: Loại bỏ việc sử dụng khoảng 6.720Kg LPG, tiết kiệm khoảng 86.000 kWh/năm, giảm 20 tấn/năm lượng khí thải CO2.

Bên cạnh đó, Sika Việt Nam cũng chú trọng vào công tác đào tạo, hướng dẫn và chia sẻ chuyên môn đến các đối tác, thầu thợ, nhân sự tương lai. Điều này không chỉ góp phần tạo nên lực lượng nhân sự chất lượng cho ngành xây dựng, mà còn hỗ trợ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam. Trong năm 2023, Sika Việt Nam đã tiến hành ký kết hợp tác phát triển cùng 3 trường Đại học/ Cao đẳng chuyên ngành xây dựng; tổ chức và tham gia nhiều hoạt động hội thảo, đào tạo về xây dựng bền vững; phát động cuộc thi “Thợ Chuyên - Keo Chuẩn"...   

Tại sự kiện, Sika nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành, các cơ quan, viện nghiên cứu vật liệu quốc gia khi chia sẻ các hướng tiếp cận trong nghiên cứu phát triển sản phẩm Sơn Sàn Công Nghiệp giúp sản phẩm cam kết yếu tố “Hiệu suất cao hơn, Bền vững hơn”. Cụ thể, hướng tiếp cận của Sika cho các giải pháp sàn công nghiệp bao gồm: Thay thế và giảm hàm lượng xi măng trong công thức, kéo dài độ bền hệ thống, hạn chế số lần bảo trì hệ thống, và lựa chọn nguyên vật liệu chứa Cacbon nội hàm thấp để sản xuất sản phẩm. 

Ông Laurent Bouet, Giám đốc Phát triển Hệ thống phủ sàn, Sika Châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ: “Không chỉ riêng các giải pháp vừa được giới thiệu trong buổi hội thảo ngày hôm nay, mà tất cả các sản phẩm của Sika luôn hướng đến tinh thần “Hiệu suất cao hơn, Bền vững hơn”. Đặc biệt,  đối với các giải pháp sàn công nghiệp là một trong những điều thiết yếu để giúp cho sự vận hành của các nhà máy được hiệu quả nhất, do đó với những sản phẩm mà Sika mang đến vừa đáp ứng được các nhu cầu riêng biệt cho từng loại sàn công nghiệp, vừa vượt kỳ vọng khi tạo nên sự bền bỉ cho công trình, góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zero Carbon vào năm 2050.”

Có thể bạn quan tâm 

Một que kem bền vững đến mức nào?