Ảnh: Inside Climate News
Ô nhiễm không khí làm người dân Đông Nam Á giảm 3-4 năm tuổi thọ
Trong đại dịch COVID-19, nhưng mức ô nhiễm vật chất dạng hạt-bụi mịn (PM2.5) trung bình hằng năm trong không khí gần như không thay đổi so mức năm 2019 trên toàn cầu. Hiện Chính sách năng lượng (EPIC) thuộc Đại học Chicago (Mỹ), mới đây công bố báo cáo cảnh báo, ô nhiễm không khí, chủ yếu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người trên toàn thế giới giảm 2,2 năm.
Các thống kê của chỉ số Chất lượng không khí sống (AQLI) ước tính, ô nhiễm không khí làm mất đi 17 tỉ năm tuổi thọ tập thể của dân số thế giới. Song, nếu mức ô nhiễm không khí đáp ứng các hướng dẫn y tế quốc tế, tuổi thọ trung bình toàn cầu có thể tăng từ khoảng 72 lên 74,2 tuổi. Theo ước tính, 60% ô nhiễm không khí dạng hạt là do đốt nhiên liệu hóa thạch, 18% đến từ các nguồn tự nhiên (như bụi, muối biển hay cháy rừng) và 22% đến từ các hoạt động khác của con người.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), so với các nguyên nhân gây tử vong sớm khác, tác động của ô nhiễm bụi mịn PM2.5 có thể được so sánh với việc hút thuốc lá, cao gấp ba lần so với sử dụng rượu và nước không vệ sinh, gấp 6 lần so với bệnh HIV/AIDS. Tuy nhiên, không giống như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí tác động đến tất cả mọi người và gần như không thể tránh khỏi.
Nghiên cứu của WTO cho thấy mật độ bụi mịn tại hầu hết tất cả các khu vực đông dân trên thế giới đều vượt quá tiêu chuẩn của WHO, trong đó châu Á ghi nhận mức cao nhất, phần lớn Đông Nam Á và một phần của Trung Mỹ, cũng phải đối mặt với mức độ ô nhiễm cao hơn mức trung bình toàn cầu. Các nhà nghiên cứu tại EPIC đánh giá, cư dân sinh sống tại các thành phố lớn của Đông Nam Á có thể mất trung bình 3 đến 4 năm tuổi thọ.
Có thể bạn quan tâm: