Thủ tướng Yoshihide Suga sẽ sớm cam kết giảm lượng phát thải ròng về 0 vào năm 2050, như Liên minh châu Âu đã làm. Nguồn ảnh: Nikkei Asian Review.
Nhật Bản cam kết giảm phát thải ròng xuống mức 0 vào năm 2050
► Mục tiêu năm 2050 sẽ thông báo về việc sửa đổi kế hoạch năng lượng năm 2030 của Nhật, dự kiến được trình bày vào giữa năm 2021.
Theo Nikkei Asian Review, chính phủ Nhật cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống mức 0 vào năm 2050.
Theo mục tiêu mới này, Nhật sẽ bắt kịp Liên minh châu Âu, vốn đã đặt ra mục tiêu tương tự vào năm ngoái. Các công ty trong các ngành như năng lượng điện, ô tô và thép sẽ phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để đáp ứng lời hứa quốc tế.
Chính phủ có kế hoạch đưa ra các biện pháp cụ thể như thúc đẩy năng lượng tái tạo khi tân Thủ tướng Suga công bố mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong bài phát biểu chính sách chung đầu tiên của ông ấy trước Quốc hội Nhật.
Tất cả các cuộc nói chuyện về đổi mới công nghệ, lĩnh vực công nghiệp đã "tụt hậu" so với các nỗ lực khử cacbon của đất nước. Climate Change News. |
Theo đó, Nhật sẽ giảm lượng khí thải tổng thể xuống 0 và hiện thực hóa một xã hội không có carbon vào năm 2050. Vào năm 2050, tổng lượng phát thải các khí nhà kính như carbon dioxide, lượng hấp thụ trong rừng và các quá trình tự nhiên khác sẽ giảm xuống 0.
Nhật vốn là nước bị chỉ trích vì sử dụng quá nhiều năng lượng phát điện từ than và là quốc gia G7 duy nhất vẫn xây dựng các nhà máy than tại quê nhà. Đây là kế hoạch để quốc gia phụ thuộc vào than đá chấm dứt việc đóng góp vào biến đổi khí hậu.
Một gói loại bỏ carbon được mong đợi, có thể bao gồm hỗ trợ thu giữ, cũng như lưu trữ carbon và hydro xanh.
Nhà nghiên cứu chính sách khí hậu Takeshi Kuramochi tại Viện NewClimate cho rằng: “Đây là một tin rất quan trọng và tuyệt vời”.
“Đó là một bước tiến quan trọng, có thể tạo ra một bước thay đổi trong các quyết định chính sách trong nước, giữa các doanh nghiệp và tổ chức tài chính”, theo Giám đốc quốc tế Kimiko Hirata của mạng lưới Kiko, một tổ chức phi chính phủ về môi trường của Nhật.
Chiến lược khí hậu dài hạn trước đây của Nhật là cắt giảm 80% lượng khí thải vào năm 2050 so với mức năm 2010 và đạt được mức độ trung tính carbon “vào thời điểm sớm nhất có thể trong nửa cuối thế kỷ này”.
Chiến lược khí hậu năm ngoái chủ yếu dựa vào các giải pháp công nghệ để hạn chế phát thải. Nhưng chính phủ nước này cung cấp rất ít chi tiết về việc giải quyết sự phụ thuộc vào than của họ, với việc chính phủ Nhật cam kết sử dụng thu giữ và lưu trữ carbon trong sản xuất nhiệt điện than vào năm 2030.
Vì vậy, việc thiếu một mốc thời gian cụ thể đã khiến chính phủ Nhật bị chỉ trích là mơ hồ và miễn cưỡng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường.
Sau tuyên bố bất ngờ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước rằng Trung Quốc sẽ đặt mục tiêu trung lập carbon vào năm 2060 và các kế hoạch tương tự của Hàn Quốc vào đầu năm nay, Nhật đã chịu áp lực buộc phải làm rõ tham vọng dài hạn của mình.
Hàng loạt cam kết từ các nhà đầu tư châu Á và các ngân hàng phát triển nhằm tăng cường các kế hoạch khí hậu và chấm dứt tài trợ than đá đã tiếp thêm động lực đằng sau mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Mục tiêu này trong những năm gần đây đã trở thành tiêu chuẩn cho tham vọng khí hậu.
Tỉ trọng Năng lượng tái tạo trong phát điện ở Nhật năm 2030 và 2050. Nguồn ảnh: spfusa. |
Mục tiêu mới mà Thủ tướng Yoshihide Suga sắp công bố vốn đã được EU đặt ra. Thỏa thuận Paris, một khuôn khổ quốc tế về ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, đã đặt ra mục tiêu "kiểm soát sự gia tăng nhiệt độ từ trước Cách mạng Công nghiệp xuống khoảng 1,50C”.
Để đạt được mục tiêu, Anh, Pháp và Đức đã quyết định xóa bỏ các nhà máy nhiệt điện than. Đây là những nơi thải ra một lượng lớn khí nhà kính. Nhật sẽ sửa đổi kế hoạch năng lượng cơ bản vào mùa hè năm 2021. Tuy nhiên, có khả năng chính quyền Suga sẽ phải sửa đổi khá nhiều để đạt được mục tiêu mới.
Kế hoạch hiện tại quy định rằng đến năm tài chính 2030, sản xuất điện hạt nhân chỉ chiếm 20% -22% nhu cầu điện của Nhật. Năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió sẽ chiếm 22% -24%, trong khi 56% sẽ đến từ nhiệt điện như than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.
Có thể bạn quan tâm:
► Biến đổi khí hậu đe dọa Phố Wall nhiều hơn những gì họ đang tiết lộ