EU sẽ tiến đến yêu cầu các nước khác thực hiện tương tự nếu không sẽ đánh thuế môi trường. Ảnh: EVN
Ngành thủy sản Việt Nam bước đầu "xanh hóa"
Sau 3 năm triển khai, chiến dịch thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) của EU đã trở thành mối quan tâm của ngành thủy sản Việt Nam. Trong các quy định cốt lõi của EGD, nổi bật lên là chiến lược Farm to Fork (F2F- hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường). F2F hướng đến năm 2030 giảm 50% sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, giảm 50% doanh số bán thuốc kháng sinh cho động vật, giảm sử dụng phân bón ít nhất 20%; 25% diện tích đất nông nghiệp là chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ… EU sẽ tiến đến yêu cầu các nước khác thực hiện tương tự nếu không sẽ đánh thuế môi trường.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), để vượt qua rào cản EGD có hai cách: Một là chờ quy định của nước nhập khẩu để tuân theo thực hiện với chi phí không nhỏ và chấp nhận thụ động lệ thuộc, hai là doanh nghiệp sẽ chủ động để nhân thách thức này xây dựng thương hiệu xanh của thủy sản Việt Nam trên nền tảng một bộ tiêu chuẩn sản xuất thương mại thủy sản xanh. Đồng thời, xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp thủy sản cùng chung tay xây dựng, bảo vệ và phát triển cộng đồng thủy sản xanh trên nền tảng quy tắc ứng xử chung, đồng thời đóng góp cho việc gìn giữ môi trường trong lành chung.
Trêm thực tế, việc "xanh hóa" ngành thủy sản đã được bắt đầu từ khoảng 15 năm nay, mà phổ biến nhất là phong trào làm điện áp mái ở các nhà máy chế biến. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cũng đã được các doanh nghiệp chú trọng, thông qua các chương trình sản xuất sạch, chú trọng nhất là tiết kiệm điện và nước. Việc tiết kiệm nước cũng nằm trong tiêu chí thứ tư là sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Ở tiêu chí ba, tái chế và tuần hoàn, các doanh nghiệp thủy sản đang thực hiện khá tốt. Điển hình là phụ phẩm cá tôm trở thành nguyên liệu để tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm hữu ích, không để phụ phẩm gây tác hại môi trường mà còn tạo ra giá trị nâng cao hiệu quả hoạt động. Bao bì thủy sản cũng dễ tái chế vì chỉ là giấy và nhựa, góp phần giảm rác thải ra môi trường.
Ngoài ra, VCCI đã có bộ tiêu chí doanh nghiệp bền vững (CSI) là nền tảng để trở thành doanh nghiệp xanh. Các doanh nghiệp thủy sản có thể đi theo hướng thực hiện bộ tiêu chí này sẽ sớm đạt kỳ vọng thay vì chờ đợi bộ tiêu chí riêng của ngành.
Theo đại diện VASEP, minh chứng từ thực tế cho thấy, thực hiện chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ giúp các doanh nghiệp có dấu ấn về lợi thế cạnh tranh đạt được mà còn tăng cường hiệu suất tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp chế biến thủy sản nên chủ động chuyển đổi sang chiến lược xuất khẩu xanh để nắm giữ những lợi thế này và tăng cường năng lực cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm:
Việt Nam thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng