Lượng khí thải CO2 so với năm 2021 đã giảm đi nhiều, tuy nhiên các khí thải khác lại tăng lên. Ảnh: AP.
Lượng khí thải toàn cầu vẫn tăng trưởng không bền vững
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng khí thải carbon dioxide (CO2) có liên quan đến hoạt động sản xuất năng lượng trên toàn cầu đã tăng 0,9% vào năm 2022, ghi nhận mức kỷ lục mới với 36,8 tỉ tấn khí thải phát ra.
Trong năm 2022, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng năng lượng tái tạo để thay thế cho việc thiếu hụt nguồn nhiên liệu như than, dầu thô và khí đốt do ảnh hưởng từ chiến sự tại Ukraine, và điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với mục tiêu đề ra trước đó, thậm chí thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu cùng kỳ năm trước là 3,2%.
IEA cho biết lượng khí thải hằng năm vẫn đang đi theo quỹ đạo tăng trưởng một cách không bền vững. Các chuyên gia về khí hậu cảnh báo rằng nếu muốn đạt được mục tiêu khí hậu đã đề ra thì lượng khí CO2 cần phải được tiết chế và giảm thiểu, hướng đến sự phát triển bền vững cho toàn cầu.
Trong khi thế giới đang vui mừng vì lượng khí thải carbon giảm rõ rệt vào năm ngoái thì các chuyên gia trong ngành năng lượng lại lo lắng vì điều này. Họ cho biết nguyên nhân của sự sụt giảm này là “tác dụng phụ” của sự gián đoạn chuỗi cung ứng sau khi nhiều ngành công nghiệp châu Âu tuân thủ các lệnh trừng phạt đối với dầu Nga. Điều này có nghĩa là sự sụt giảm không xuất phát từ những nỗ lực vì mục tiêu phát thải bằng 0. Ngoài ra, vẫn còn một “tác dụng phụ” nữa chính là việc Trung Quốc đóng cửa biên giới để thực hiện chính sách Zero Covid.
Theo các chuyên gia trong ngành, lượng khí thải CO2 so với năm 2021 đã giảm đi nhiều, tuy nhiên các khí thải khác lại tăng lên. Yếu tố chính thúc đẩy sự nóng lên của toàn cầu bây giờ không chỉ là CO2 nữa, mà là tổng lượng các khí thải thải ra ngoài môi trường. Sự tăng lên của khí thải là minh chứng cho việc các nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Năm ngoái, thế giới ghi nhận lượng khí thải giảm do có nhiều gián đoạn. Chiến sự ở Ukraine, gián đoạn xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Nga, Trung Quốc đóng cửa thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh, cú sốc giá năng lượng quốc tế, lạm phát gia tăng là những nguyên nhân chính gây nên sự gián đoạn trong dòng chảy thương mại vốn đang trong thời kỳ hưng thịnh. Các chuyên gia nói rằng hai sự kiện chính đã góp phần giảm lượng khí thải vào năm ngoái là chính sách Zero Covid của Trung Quốc và chiến tranh chính trị Nga - Ukraine. Trong giai đoạn đầy thách thức đó, IEA cho biết sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc và châu Âu bị cắt giảm, tiêu thụ khí đốt tự nhiên ở châu Âu giảm 13,5%. Nhiều quốc gia ở phương Tây đã tìm đến năng lượng tái tạo để “chống chọi” với khó khăn. Theo IEA, năng lượng tái tạo đã đáp ứng 90% mức tăng trưởng toàn cầu trong năm ngoái về sản xuất điện.
Theo thống kê, có 321 triệu tấn khí thải CO2 được thải ra, tuy nhiên chỉ hơn một nửa trong số đó được sinh ra do nhu cầu làm mát và sưởi ấm trong thời tiết khắc nghiệt. Phần còn lại được giải phóng trong quá trình hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân, và hiện tại những nhà máy này đang ngừng hoạt động.
Dù xu hướng giảm lượng khí thải diễn ra ở nhiều quốc gia nhưng Mỹ thì ngược lại. Lượng khí CO2 thải ra của nền kinh tế đứng đầu thế giới tăng 0,8%. Được biết, ngành xây dựng của nước này góp phần nhiều nhất trong việc gia tăng lượng khí thải. Trong khi các quốc gia phương Tây, bao gồm Đức đã chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió để thay thế khí đốt tự nhiên thì Mỹ lại đẩy mạnh sử dụng nguồn nhiên liệu này với khối lượng lên đến 89 triệu tấn.
Theo Ủy ban Liên Chính phủ về vấn đề biến đổi khí hậu, lượng khí thải toàn cầu cần phải giảm hơn 40% vào năm 2030 để đạt được mục tiêu tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C so với mức ở thời tiền công nghiệp. Do đó, bất kỳ sự gia tăng khí thải nào, dù chỉ là một lượng nhỏ, cũng có nghĩa là những nỗ lực đang đi chệch so với quỹ đạo đề ra.
Có thể bạn quan tâm:
Dầu Nga trở nên đắt đỏ với khách châu Á
Nguồn The Washington Post