IEA cho biết doanh số bán hàng toàn cầu đã tăng gấp đôi vào năm 2021. Ảnh: CNBC.
Doanh số lập đỉnh nhưng chặng đường giảm phát thải ròng của xe điện còn xa
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán xe điện chắc chắn sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay, nhưng các lĩnh vực khác cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thế giới đạt mục tiêu giảm phát thải ròng vào năm 2050.
Về mảng xe điện, IEA cho biết doanh số bán hàng toàn cầu đã tăng gấp đôi vào năm 2021, chiếm gần 9% thị trường xe hơi. Năm 2022 được kỳ vọng sẽ có doanh số bán xe điện cao nhất mọi thời đại, khiến xe điện chiếm lĩnh 13% tổng doanh số bán xe hạng nhẹ trên toàn cầu.
IEA trước đây đã tuyên bố rằng doanh số bán xe điện sẽ đạt 6,6 triệu chiếc vào năm 2021. Trong quý I của năm 2022, doanh số bán xe điện đạt 2 triệu chiếc, tăng 75% so với ba tháng đầu năm 2021.
IEA cho biết các công ty xe điện và hệ thống chiếu sáng đều đang đi đúng hướng cho các cột mốc năm 2030 mà họ đặt ra.
Bất chấp triển vọng về xe điện, IEA lưu ý rằng con số này chưa phải là một hiện tượng toàn cầu. Doanh số bán hàng ở các nước đang phát triển và mới nổi bị chậm lại do chi phí mua hàng cao hơn và thiếu hàng sẵn có.
Nhìn chung, để bức tranh tổng thể được hoàn thiện thì vẫn còn nhiều thử thách. IEA lưu ý rằng hiện vẫn có 23 khu vực “không đi đúng hướng” so với 30 khu vực còn lại.
“Các lĩnh vực chưa đi đúng hướng bao gồm cải thiện thiết kế các tòa nhà sao cho năng lượng được sử dụng hiệu quả, phát triển hệ thống sưởi sạch trong khu vực, loại bỏ dần sản xuất nhiệt điện than, loại bỏ sự bùng phát khí metan, khiến hàng không và vận chuyển dùng nhiên liệu sạch hơn, cũng như làm cho sản xuất xi măng, hóa chất và thép sạch hơn.” IEA cho biết.
Thỏa thuận Paris năm 2015 cũng đã "phủ bóng" lên báo cáo của IEA, đây là một hiệp ước quốc tế về biến đổi khí hậu có ràng buộc pháp lý nhằm mục đích hạn chế sự nóng lên toàn cầu chỉ nằm dưới mức 1,5 độ C.
Giám đốc điều hành của IEA, ông Fatih Birol, tỏ ra lạc quan một cách thận trọng. Ông nói: “Có nhiều dấu hiệu hơn bao giờ hết cho thấy nền kinh tế năng lượng toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ. Tôi tin rằng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu ngày nay có thể là một bước ngoặt hướng tới một hệ thống năng lượng sạch hơn, giá cả phải chăng hơn và an toàn hơn."
“Nhưng phân tích mới của IEA cho thấy sự cần thiết của những nỗ lực lớn hơn và bền vững hơn ở một loạt các công nghệ và lĩnh vực, nhằm đảm bảo thế giới có thể đáp ứng các mục tiêu về năng lượng và khí hậu” ông nói thêm.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres. |
Báo cáo của IEA được đưa ra vào thời điểm cuộc tranh luận về các mục tiêu khí hậu và tương lai của năng lượng ngày càng trở nên gay gắt.
Tuần này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, cho biết các nền kinh tế phát triển nên đánh thuế bổ sung đối với các công ty kiếm được lợi nhuận từ nhiên liệu hóa thạch, quỹ đó sẽ được chuyển đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các hộ gia đình đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt.
Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, ông Antonio Guterres đã mô tả ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch là “kiếm được hàng trăm tỉ USD trợ cấp và lợi nhuận trong khi ngân sách của các hộ gia đình bị thu hẹp và hành tinh của chúng ta bị đốt cháy”.
Có thể bạn quan tâm:
Kỷ nguyên “vàng” của Thung lũng Silicon đang khép lại?
Nguồn CNBC